KINH DOANH THEO ĐẠO PHẬT
Chào bạn.
# Người xưa có câu “phi thương bất phú” nghĩa là không kinh doanh không thể giàu được, như vậy phải chăng mục đích của kinh doanh là chỉ để làm giàu? Đức Phật dạy nếu một người có năng lực làm giàu nhờ công sức và trí tuệ của chính mình, và biết sử dụng của cải vật chất đó làm lợi mình lợi người, cung cấp hàng hóa cho toàn xã hội, giải quyết hàng ngàn lao động
… thì rất tốt. Còn làm giàu do lừa dối để lợi mình hại người thì không được, không tốt. Kinh doanh cũng là giúp cho sinh hoạt xã hội cân bằng và tương trợ lẫn nhau dựa vào nguyên tắc lợi mình lợi người (chứ không phải lợi mình hại người).
# Trong giới Phật tử không ít người có liên hệ đến ngành kinh doanh. Để việc kinh doanh mang lại lợi ích cho xã hội, người Phật tử phải thông hiểu nguyên tắc đạo đức trong giáo lý nhà Phật thì sẽ có lợi chứ không có hại. Nguyên tắc chính yếu đó là phải nhận thức đúng và hành xử tốt. Đúng là đúng với quy luật tự nhiên và quy định xã hội. Tốt là không hại mình, hại người, hay lợi mình hại người. Phật giáo hạn chế một số ngành kinh doanh có hại như kinh doanh ma túy, rượu bia, chất độc, vũ khí, sát sinh v.v… Nếu họ không kinh doanh những thứ đó thì sẽ không gây tổn hại cho con người, cho xã hội, cho môi sinh và cho nền hòa bình thế giới.
# Đối với những người nổ lực sống đời sống của mình theo giáo pháp, những lời dạy của đức Phật, có thể ứng dụng hoạt động kinh doanh và thật hữu ích trong việc học cách điều chỉnh chính mình sao cho hợp lý. Đức Phật dạy “nghèo là nguyên nhân của phi đạo đức và tội lỗi như trộm cướp, dối gạt, bạo động, sân hận và hung ác”. Kinh doanh bằng cách cải thiện đời sống kinh tế cho dân tộc của mình, đồng thời phải trả đủ tiền lương cho những người được tuyển dụng lao động có thu nhập ổn định trong cuộc sống, thì họ hài lòng, không băn khoăn hay lo sợ cái ăn cái mặc, và đất nước hiển nhiên trở nên hòa bình an vui cũng như đẩy lùi được nạn trộm cướp.
Vậy ứng dụng đạo phật vào kinh doanh như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu:
I./ 3 yếu tố giúp doanh
nhân đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh:
Đạo Phật có 3 yếu tố giúp cho mọi sinh hoạt đều có thể trở nên tốt đẹp, đó là: thận trọng, chú tâm, và quan sát.
- Thận trọng là cẩn thận kỹ lưỡng trong mọi công việc.
- Chú tâm là sự chuyên tâm, thành ý, không xao lãng.
- Quan sát là xem xét thẩm tra mọi việc một cách khách quan rõ ràng.
Đó là ba yếu tố cần thiết
giúp chúng ta biết điều chỉnh cho hoàn hảo tất cả mọi lãnh vực hoạt động của
con người dù việc nhỏ hay lớn.
II./ 4 điều kiện cơ bản để kinh doanh thành công:
1)/ Có nhu cầu hay nguyện vọng chính đáng.
2)/ Có chuyên cần nỗ lực để
thực hiện.
3)/ Có quyết tâm không thối
chí nản lòng.
4)/ Có nhận thức rõ tiến
trình thực hiện.
III./ 4 pháp có thể giúp doanh nhân thành đạt chính đáng:
1)/ Thức thời đạt vụ.
2)/ Thấu hiểu nhân tâm.
3)/ Có biện pháp đúng.
4)/ Biết cách giao tiếp.
# Thực ra lời nói dối hay không dối không quan trọng bằng lời nói đó có hại người hại mình hay không. Nói thật mà hại mình hại người thì còn nguy hiểm hơn là nói dối nhưng lợi mình, lợi người.
Một lời nói khi bạn kinh doanh có giá trị cần 5 yếu tố:
1./ Chân: là nói đúng sự thật
2./ Thiện: là sự thật
đó có hiệu quả tốt đẹp, lợi mình lợi người.
3./ Mỹ: là cách nói
khéo léo sao cho người nghe vui lòng chấp nhận.
4./ Thời: là nói đúng
lúc.
5./ Vị: là nói đúng
chỗ.
# Bạn không nên nói dối với mục đích lừa gạt để lợi mình hại người. Nhưng nếu bạn biết cách nói khéo léo, hư cấu, hay nói lách để đem lại lợi ích cho mình và người, hay khách hàng thì điều đó xem ra có vẻ như không đúng sự thật nhưng không phải là nói dối. Như vậy vấn đề là ở chỗ lương tâm và cách thể hiện lời nói sao cho có hiệu quả lương thiện chứ không phải cứ nói thật mà lại có thâm ý hại người.
V./ Tư tưởng Vô ngã:
# Nếu ai cũng biết hạ cái tôi của mình và chỉ thấy điểm tốt của nhau. Nếu phát hiện bản thân hay người khác mắc phải sai lầm thì giúp nhau sửa đổi là hoàn thiện nhân cách của mình, của tập thể. Từ đó tập thể sẽ ngày một đi lên và phát triển bền vững.
VI./ Tư tưởng Nhân quả:
# Có làm thì mới có hưởng, đó là quy luật công bằng và tuyệt đối đúng trong vũ trụ. Khi bạn xây dựng hệ thống kinh doanh, phải làm việc rất vất vả, và giúp đỡ nhiều có thu nhập nhiều người giàu lên, giúp nhiều giá trị cho xã hội thì kết quả mà bạn nhận lại sẽ là sự giàu có, sẽ là những điều tốt đẹp.
VII./ Tư tưởng từ bi:
# Bởi vì trong kinh doanh bạn muốn giàu có cũng bạn đang đi giúp cho người khác, đối tác, khách hàng của bạn giàu có trước. Nếu bạn không có lòng tốt, từ bi thực sự thì không thể nào ta giúp đỡ họ một cách tận tình, chu đáo được. Điều này cũng giống như bạn làm phước trong đạo Phật, đó là giúp người khác có một cuộc sống ổn định, một con đường làm giàu, con đường hoàn thiện bản thân, con đường thịnh vượng.
VIII./ Tư tưởng bát chánh đạo:
# Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó là 8 yếu tố cần thiết cho một lãnh đạo doanh nghiệp xuất chúng.
1./ Chánh kiến: bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về mọi việc giúp cho những người đi theo chúng ta vạch rõ phương hướng đường đi, chiến lược.
2./ Chánh tư duy: bạn luôn suy nghĩ đúng, diệt trừ suy nghĩ ác, giúp ta thu phục lòng người và gây ảnh hưởng.
3./ Chánh ngữ: nghĩa là một lãnh đạo phải có khả năng thuyết giảng tốt, khơi gợi lòng ham muốn vươn lên trong mỗi con người, truyền bá những tư tưởng, kiến thức một cách tốt nhất, đồng thời trong sự giao tiếp với các đồng nghiệp cũng tốt hơn.
4./ Chánh nghiệp: bạn làm điều thiện, làm giàu có kế sinh nhai và từ đó bạn có thể mang đến việc làm và sự giàu có đến cho rất nhiều người. Đó là một công việc thiện mà bạn càng làm càng có phước.
5./ Chánh mạng: nghĩa là không chạy theo dục lạc thế gian một cách quá đà, không kiềm chế sẽ dễ dẫn đến thân bại danh liệt trong giới lãnh đạo. Nó giúp bạn, điều độ lại cuộc sống của mình.
6./ Chánh tinh tấn: là bạn tập trung làm việc một cách đam mê, nhiệt tình, hết sức và chăm chỉ. Đây là một trong các yếu tố quan trọng của lãnh đạo.
7./ Chánh niệm: đó là sự sáng suốt, tĩnh giác để quyết công việc cũng như mọi vấn đề trong Kinh doanh một cách sâu sắc.
8./ Chánh định: đó là sự vào định khi bạn đã làm phước rất nhiều ta sẽ gặt hái kết quả định trong khi ngồi thiền và tâm luôn thanh tịnh an vui trong cuộc sống. Cũng như khi rời bỏ cuộc sống này rồi, ta sẽ được đưa về cõi an lạc, sung sướng.
# Trong cuộc sống xô bồ đầy biến động hiện nay, bạn cần thời gian tu tập lấy sự tĩnh giác, an định của tâm hồn để quyết định cho mọi việc một cách sáng suốt.
X./ Quan hệ Chủ và người lao động:
# Chúng ta cần phải nổ lực để thiết lập một đời sống vô hại. Người sử dụng lao động không nên ngược đãi nhân viên của mình, và nhân viên công nhân cũng phải thường xuyên hành động trung thực với chủ lao động. Chủ lao động không nên quá đặt nặng vào sự giàu có và tài sản, và phải tạo cơ hội cho nhân viên, công dân của mình tăng trưởng của cải qua các phương thức lương thiện và vô hại.
# Chủ lao động nên phân chia công việc phù hợp với khả năng trình độ của người lao động, phải trả đầy đủ tiền lương cho họ; cung cấp các nhu cầu thuốc men khi họ bị bệnh, thỉnh thoảng cũng nên trợ cấp cho họ qua hình thức tặng thưởng.
# Về phần mình, người lao động không nên lười biếng, mà phải trung thực, siêng năng, lễ phép; không nên lừa dối ông chủ của mình, mà phải nghiêm chỉnh trong công việc. Đây là mối quan hệ qua lại với quyền lợi và nghĩa vụ hổ tương lẫn nhau, chứ không nên bên này tìm cách bóc lột hoặc ngược đãi bên khác và ngược lại.
XI./ Đạo đức trong kinh doanh:
# Đức Phật nhất định muốn khuyến khích sự phát triển kinh tế bằng cách vận hành kinh doanh thành công. Nếu không kiềm chế tham vọng về đời sống vật chất thì không được hoan nghênh, bởi vì tham vọng như vậy có thể dẫn đến tính ích kỷ, xấu ác, ghanh tị và nhiều tình huống bất hạnh khác. Các tính chất đáng trách là tham lam, tự đại, cố chấp, chiếm hữu, kết bè kết lũ.
# Doanh thu trong kinh doanh có thể được chấp nhận khi nó được sử dụng vào những mục đích tốt như sự phát triển tinh thần cao hơn và giúp đở người khác, nếu không như vậy, nó chỉ là một hoạt động ích kỉ. Đạo đức nên trở thành trung tâm của các quyết định kinh doanh.
# Đạo đức trong kinh doanh là một phạm trù rất rộng. Một doanh nghiệp làm ăn có đạo đức là doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận không dựa trên sự lừa dối, lường gạt khách hàng hay đối tác kinh doanh. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi chiến lược phát triển của doanh nghiệp phải làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng.
# Đạo đức trong kinh doanh là phải đảm bảo lợi ích của nhân viên trong công ty của mình, trên cơ sở bảo vệ nhân phẩm của người làm công, tạo điều kiện cho họ phát triển và an tâm sản xuất cũng như phát huy hết những khả năng vốn có của họ. Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo.
XII./ Để làm giàu chính đáng và đạo đức thì Doanh Nghiệp cần hội đủ 3 điều kiện: “Có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.”
1./ Có mắt: tức nghiệp vụ chuyên môn, biết đánh giá về nhu cầu thị trường, đặc điểm hàng hóa và hiệu quả kinh tế trong quan hệ cung và cầu, biết nghiên cứu thị trường (marketing) và hành vi hay mong muốn của khách hàng.
2./ Khéo phấn đấu: Phải có kinh nghiệm trên thương trường, tầm nhìn chiến lược, khéo phấn đấu để đạt mục tiêu đã đề ra (hoạch định và lượng giá mục tiêu).
3./ Xây dựng niềm tin đạo đức là vấn đề cơ bản nhất, chữ tín trong quan hệ kinh doanh hay giao tiếp, trong sản phẩm, chất lượng cung cấp dịch vụ, bảo đảm mục tiêu lợi ích cho khách hàng cũng như người lao động, xây dựng uy tín doanh nghiệp cũng như thương hiệu.
XIII./ Kinh doanh thành công rồi thì hạnh phúc vì kinh nghiệm và tài sản được chia sẽ:
# Hạnh phúc về những kinh nghiệm và tài sản để chia sẽ, tiêu pha tùy nghi với gia đình, bạn bè, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động xã hội xứng đáng.
Cuối cùng chúc bạn kinh
doanh thành công và chia sẽ thật nhiều!
Mr. Trương Lam Sơn
~~~~~~~~~~~~~
Tel: 0918 407070
#######
########
0 nhận xét:
Đăng nhận xét