ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU MASLOW TRONG QUẢN LÝ
- Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow. Bạn có thể ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào công việc quản lý, marketing, kinh doanh, tình cảm, ứng xử với bên ngoài … Bây giờ chúng ta cùng quan tậm tháp nhu cầu Maslow trong việc quản lý, theo lý thuyết này, thì trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đó mà nâng dần lên các nhu cầu bậc cao.
- Theo tháp nhu cầu Maslow thì người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiển được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận. Trong trường hợp nếu quản lý không giao việc cho nhân viên là cách thức giảm dần nhiệt huyết của họ và cũng là cách thức để nhân viên tự hiểu là mình cần tìm việc ở một nơi khác bởi vì làm việc cũng là một cầu của họ.
- Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao. Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra điều này nếu đem so sánh những nhu cầu của người lao động hiện nay so với thời kỳ bao cấp. Khi các nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ, người lao động sẽ hướng đế những nhu cầu ở bậc cao hơn. Thông thường, người lao động với khả năng làm việc tốt, trình độ cao thường đưa ra những điều kiện làm việc cao hơn so với lao động chân tay đơn thuần.
- Đặc biệt các nhân tài sẽ hướng đến việc thoả mãn các nhu cầu bậc cao nhiều hơn. Đối với họ, nơi làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt động xã hội, mà quan trọng hơn đấy chính là nơi họ mong muốn được ghi nhận, được thể hiện mình, và cao hơn nữa, là nơi mà họ có thể phát huy hết những khả năng tiềm tàng, tối đa hóa sự sáng tạo để vượt lên chính khả năng vốn có của mình.
Vậy làm cách nào để lãnh đạo
doanh nghiệp có thể nhận ra được hệ thống các nhu cầu phức tạp của người lao động,
đặc biệt là nhu cầu của các nhân tài? Chúng ta cùng tìm hiểu ứng dụng 5 cấp bậc
theo tháp nhu cầu Maslow trong quản lý:
1./ Nhu cầu cơ bản- sinh lý:
2./ Nhu cầu an toàn:
+ Nhà quản lý và doanh nghiệp
có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn
định và đối xử công bằng đối với nhân viên.
3./ Nhu cầu quan hệ - xã hội:
+ Người lao động cần được tạo
điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ
phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh
nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp
hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc
các kỳ nghỉ khác.
4./ Nhu cầu được tôn trọng:
+ Người lao động cần được tôn
trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa
đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị
của con người. Nhà quản lý cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự
thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời,
người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân
sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
5./ Nhu cầu tự hoàn thiện – tự thể hiện:
+ Nhà quản lý hoặc ông chủ cần
cung cấp các cơ hội để người lao động được phát triển những thế mạnh cá nhân,
những điểm mạnh hay sỡ thích của họ. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo
và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong
doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp.
- Qua những phương pháp trên thì nhà quản lý hoặc lãnh đạo cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên mình và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết chiều nhân viên một cách hợp lý và có dụng ý. Nhà lãnh đạo và quản lý cần hiểu ra được các nhu cần cụ thể của từng nhân viên cụ thể để có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu đó trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
- Việc hiểu được tâm lý nhân viên đối với công tác lãnh đạo rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên tốt và trung thành, cống hiến hết mình cho việc phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Chúc các bạn thành công với
đội ngũ nhân sự của mình!
Mr. Trương Lam Sơn
Mr. Trương Lam Sơn
~~~~~
Tel: 0918 407070
~~~
***********
0 nhận xét:
Đăng nhận xét