~ Lời cảm ơn là gì? Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội.
~ Cám ơn là cử chỉ đẹp và là văn hóa giao tiếp ứng xử hay nhất để biểu thị lòng biết ơn của bạn với những người đã phục vụ bạn. Cám ơn ví như một cử chỉ đẹp, một hành động đúng luôn mang đến giá trị và niềm tin cho cuộc sống. Một lời cảm ơn chân thành hay hơn là sự chỉ trích của người khác về thái độ phục vụ của họ.
~ Cảm ơn cũng là kỹ năng giao tiếp quan trọng mà chúng ta cần thực hành hàng ngày vì nó luôn mang ý nghĩa của sự chân thành, là tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Việc nói lời cảm ơn thường xuyên sẽ tạo nên sự phấn khích cho cả người nghe và người nói. Vì thế, hãy rèn luyện cách nói lời cảm ơn và đừng quên kèm theo một nụ cười thật tươi khi nói nhé!
I./ Ý NGHĨA CỦA LỜI CẢM ƠN TRONG CÁC TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP:
1./ Lời cám ơn xóa bỏ khoảng cách:
~ Lời cảm ơn chân thành xóa bỏ mọi khoảng cách, khiến cho người giàu đến gần hơn với người nghèo, người xấu đến gần hơn với người tốt để thay đổi bản thân mình giúp
cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Khi bạn cảm thấy toàn người tốt, bạn sẽ cảm thấy mọi người thật gần gũi, dễ thương và yêu thương nhau nhiều hơn.
2./ Lời cảm ơn mang lại niềm vui và nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống:
~ Hầu hết tất cả mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ. Khi ta thấy người ta giúp nhìn ta với ánh mắt thật trìu mến, nở với ta một nụ cười thật hiền, trao cho ta một lời cảm ơn chân thành, tự nhiên lòng ta cảm thấy nhẹ nhàng, lâng
lâng đến khó tả, rồi ngày đó của chúng ta trôi qua thật nhẹ nhàng, vui vẻ.
~ Khi biết nói lời cảm ơn, có nghĩa là chính người đó ý thức được rất rõ về bản thân, tôn trọng người khác, từ đó sẽ cố gắng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp hơn, có ý thức hơn trong việc xây dựng cuộc sống này tốt đẹp thêm.
3./ Lời cảm ơn để thể hiện sự biết ơn:
~ Lời cảm ơn thể thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp đỡ hoặc có ý giúp đỡ mình. Lời cảm ơn không chỉ mang đến hạnh phúc cho người được giúp đỡ, mà còn mang lại niềm vui, sự thanh thản đối với người đã giúp đỡ nữa.
~ Hãy đừng ngại ngần nói hai từ Cảm ơn, vì lòng biết ơn không chỉ khiến ta sống hạnh phúc hơn mà còn khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
4./ Lời cảm ơn chính là bài học về sự khiêm tốn:
~ Lời cám ơn tưởng như rất đơn giản nhưng nó là những món quà
nhỏ, rất có ý nghĩa trong cuộc sống này. Hãy gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người. Gửi lời cảm ơn đến chú bảo vệ dắt xe dùm bạn khi vào
trung tâm thương mại mua sắm hay người phục vụ quán ăn, đừng nghĩ đó là công việc của họ, họ được trả tiền để làm như vậy mà hãy nghĩ rằng họ cũng đang giúp
bạn đó thôi.
5./ Lời cảm ơn là cách cư xử có văn hóa:
~ Nói lời cảm ơn thể hiện một cách cư xử có văn hóa, đây là hành vi lịch sự trong quan
hệ xã hội, trong mối quan hệ với cộng đồng. Trong nhiều vấn đề, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
~ Lời cảm ơn không chỉ khi được trao đi khi người khác đem lợi ích gì đó
đến hco mình, mà nó hiện hữu trong
chính cuộc sống hằng ngày. Khi được một người khác mời một thứ gì đó hãy “cám ơn” kể cả khi không có nhu cầu.
6./ Lời cảm ơn chính là sự tôn trọng bản thân:
~ Nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc bạn có ý thức về bản thân mình,
tôn trọng người khác và và biết quý trọng sự giúp đỡ của mọi người. Đây là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.
~ Đừng ngại nói lời cảm ơn cả đối với những việc nhỏ, từ bác xe ôm khi được chỉ đường đến cô phục vụ hay người khác nhặt dùm đồ mình đã đánh rơi…
II./ VĂN HÓA NÓI LỜI CẢM ƠN HIỆN NAY RA SAO?
~ Ngay từ khi còn học tiểu học, chúng ta đã được dạy nói cám ơn khi có một ai đó giúp ta việc gì hay cho ta thứ gì đó. Tuy
vậy người Việt Nam thường có thói quen chỉ cám ơn khi đem lợi ích cho chính mình. Nhưng người nước ngoài họ cám ơn kể cả khi họ không có nhu cầu.
~ Đạo đức và văn hóa ứng xử ngày nay bị cảnh báo là xuống cấp trầm trọng. Đặt biệt người biết nói cách cảm ơn – xin lỗi còn chưa cao, cũng cho thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút.
~ Người Việt thường dựa vào địa vị của mình và coi thường người khác. Họ không chấp nhận việc nói lời cám ơn với những người có địa vị thấp hơn mình. Nhiều bạn nghĩ khi đi ăn uống hay sử dụng công cộng thì được phục vụ là công việc của người ta, họ được trả tiền để làm như vậy, nhưng bạn lại vô tình quên họ cũng đang giúp bạn đó thôi.
~ Nhiều bạn nghĩ những tình huống hàng ngày nhỏ nhặt nên không
chú ý mà không biết bí quyết nói lời cảm ơn trong giao tiếp là cần thiết như thế nào.
III./ KỸ NĂNG VÀ NHỮNG CÁCH NÓI LỜI CẢM ƠN:
1./ Cảm ơn người khác nên nói rõ tên của họ ra:
~ Lời cảm ơn nói ra cần phải nói rõ tên người được cảm ơn, để thể hiện sự cảm ơn của mình đến từng người cụ thể. Nếu đó là lời cảm ơn đối với đoàn thể, không nên
nói một cách đơn giản rằng “Cảm ơn mọi người” mà phải lần lượt gọi tên từng người ra sau đó nói lời cảm ơn.
2./ Lời cảm ơn phải chân thành:
~ Lời cảm ơn luôn xuất phát từ tấm lòng, từ sự chân thành, chính vì vậy hãy làm
cho câu nói của mình có giá trị bằng cách nói
câu cảm ơn một cách trân trọng và chân thành nhất. Một lời cảm ơn hời hợt, không
chân thành có thể làm tình huống giao tiếp xấu đi và làm mọi người không có thiện cảm với bạn.
~ Một lời cảm ơn chân thành luôn mang đến cho người nghe một niềm xúc động nho nhỏ, kéo mọi người đến gần nhau hơn. Lời cám ơn xuất phát từ lòng chân thành sẽ làm cho người ta cảm thấy thoải mái vui vẻ hơn.
3./ Nói ra lời cảm ơn không lúng túng:
~ Lời cảm ơn phải nhanh chóng được nói ra, không được có cảm giác lúng túng hay e ngại trong đó.
4./ Nhìn thẳng vào người bạn đang cảm ơn:
~ Khi cảm ơn, bạn hãy nhìn thẳng vào người bạn muốn nói lời cảm ơn. Một cái nhìn thẳng sẽ thể hiện sự chân thành của bạn và lời cảm ơn của bạn sẽ có giá trị hơn.
6./ Cảm ơn người khác vào lúc họ ít mong muốn nhất:
~ Khi người khác không mong đợi cảm ơn hay họ thấy không đáng
được cảm ơn, một câu cảm ơn từ bạn sẽ có sức mạnh rất lớn. Câu cảm ơn của bạn có thể giúp họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Thậm chí họ còn cảm thấy cảm ơn bạn vì bạn đã không làm cho họ lúng túng.
7./ Cảm ơn nơi làm việc:
~ Lời cảm ơn hay lòng biết ơn tạo nên sợi dây liên kết bền vững, kéo mọi người lại gần nhau.
a./ Lãnh đạo cám ơn nhân viên:
~ Khi là sếp, lời cảm ơn đối với các nhân
viên lại càng giá trị hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình là
sếp thì nhân viên phải cảm ơn mình chứ không có chiều ngược lại. Bởi nếu chỉ có một mình, liệu bạn có thể thành công và giữ vị trí sếp hay không?
b./ Nhân viên cám ơn lãnh đạo:
~ Ở vị trí nhân
viên, nói lời cảm ơn tới sếp là việc đương nhiên, tuy nhiên, không có nghĩa là cứ hơi một tý là bạn phải cảm ơn. Bạn tránh cám ơn như là câu cửa miệng để lấy lòng sếp. Hãy cảm ơn sếp khi có sự đánh giá
cao nỗ lực của bạn, khi sếp biết phân định đúng sai, công tâm trong mọi việc...
c./ Đồng nghiệp cám ơn nhau:
~ Với đồng nghiệp, hãy biết lúc nào nên nói cảm ơn để phát huy được sức mạnh của cụm từ này. Khi đồng ghiệp giúp đỡ bạn, dù việc bé hay việc lớn, bạn cũng nên có lời cảm ơn. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa đã đúc kết "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau". Những biểu hiện đó sẽ giúp mọi người có thêm động lực để làm việc và gắn bó với nhau.
8./ Lời
cám ơn
kèm lý do:
~ Hãy nói lời
cám ơn
kèm với
những
lý do. Chỉ sử
dụng
hai từ
cám ơn
thường
xuyên, có thể khiến
người
ta thậm
chí không còn muốn nghe nó nữa.
Bạn
nên cám ơn
và đề
cập
tới
một
điều
cụ
thể
mà sếp
hay đồng
nghiệp
đã làm cho bạn. Điều
đó chứng
tỏ
bạn
thực
sự
cảm
kích và đánh giá cao sự giúp đỡ
của
người
ấy.
9./ Lời
cảm
ơn
một
cách sáng tạo:
~ Lời
cảm
ơn
sáng tạo
và độc đáo luôn được
gia tăng giá trị lên rất nhiều lần. Người
nhận sẽ
hiểu chiều
sâu cũng như
sự
trân trọng
chân thành trong lời cảm
ơn
mà ai đó vừa
trao.
a./ Cảm
ơn
bằng
một
tấm
hình chụp
hoặc
bằng
một
video:
~ Khi được
tặng
một
máy điện
thoại
smartphone mới chúng ta có thể
gửi
một
tấm
hình chân dung hay video của mình với
nụ
cười
rất
tươi
để
tỏ
lòng biết
ơn
về
món quà tặng này. Nếu
được
tặng
một
túi xách, đồng hồ,
bó hoa hay điện thoại
mới
thì bạn
có thể
gửi
một
tin nhắn
đính kèm một hình ảnh
hay video của bạn
với
quà tặng.
Việc
này kèm lời cám ơn
chân thành sẽ
tạo
được
một
ấn
tượng
thật
sự.
b./ Cảm
ơn
giữa
chốn
đông người
~ Cảm
ơn
người
giúp đỡ
mình giữa
chốn
đông người
một
cách tế
nhị
cũng là cách thiết thực
để
họ
cảm
thấy
được
đánh giá cao và uy tín của họ
cũng sẽ
tốt
hơn
trong mắt
đồng
nghiệp.
c./ Bằng
đồ
ăn hay trái cây:
~ Tìm hiểu
các loại
đồ
ăn hay trái cây mà họ ưa
thích và đính kèm những
lời
thiện
ý bày tỏ
sự
cảm
ơn
gửi
đến
họ.
10./ Lời
cám ơn
những
người
làm ta thất vọng
hay khổ
đau:
~ Trong cuộc
sống,
không phải
khi nào ta cũng gặp những
người
tốt,
nhưng
điều
đó không đồng nghĩa với
việc
cả
xã hội
đều
là người
xấu.
Mỗi
người
xuất
hiện
trong cuộc
đời
của
chúng ta đều có lý do, và đều
mang lại
cho chúng ta một điều
gì đó, có thể là sự
giúp đỡ,
có khi là bài học kinh nghiệm
đáng quý. Nhưng kể
cả
người
xấu,
người
mang lại
cho ta những thất
vọng,
khổ
đau, ta cũng phải dành cho họ
một
lời
cảm
ơn.
+:>> Tóm lại bạn hãy đừng ngần ngại nói lời cám ơn! Lời cảm ơn có một giá trị rất lớn trong cuộc sống. Cùng với lời xin lỗi, lời cảm ơn mang lại cho người nghe những thông điệp đầy ý nghĩa.
+::>> Kỹ năng nói lời cảm ơn trong giao tiếp cần được rèn luyện thường xuyên, kể cả là với những việc nhỏ nhất hàng ngày. Nếu bạn chưa quen, ban đầu hãy tự ý thức để nói ra lời cảm ơn. Dần dần, lời cảm ơn sẽ trở thành một thói quen, một bản tính đẹp đẽ của con người.
Chúc bạn
giao tiếp
thành công!
Mr. Trương Lam Sơn
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét