HỌC KỸ NĂNG CÁCH BẮT TAY KHI GIAO TIẾP
- Bắt tay là một trong những yếu tố không thể thiếu trong kỹ năng giao tiếp. Bắt tay là một hành động mang nhiều thông điệp ý nghĩa giúp bạn giao tiếp và đàm phán trở nên thành công hơn. Cách bắt tay sao cho tạo được ấn tượng tốt đẹp sẽ trở nên vô cùng hữu dụng, đặc biệt là khi bạn gặp gỡ đối tác, hoặc thậm chí cả đối thủ làm ăn.
- Bắt tay ví như thứ quyền lực vô hình nằm ngay trong tầm tay bạn, nhưng dường như nó vô hình nên nhiều người bỏ qua những nguyên tắc của cái bắt tay.
1./ Kỹ thuật các cách bắt
tay:
# Khi bắt tay, bạn nên đứng
cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về
phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với
nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về
người cần bắt tay.
# Nếu khi bắt tay lòng bàn tay
hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có
xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói
cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong
quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế
nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.
# Ngược lại, lòng bàn tay hướng
vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ
tiết của người bắt tay.
# Còn nếu khi bắt tay hai bàn
tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một
người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông
góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất
trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.
2./ Các trường hợp gặp gỡ
nên bắt tay:
- Gặp người quen lâu không gặp.
- Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết;
- Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.
- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.
- Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.
- Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên.
- Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.
- Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác.
- Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.
- Khi tặng quà hoặc nhận quà.
3./ Lựa chọn thời điểm bắt
tay:
# Thời điểm bắt tay rất quan
trọng, bạn cần chọn những thời điểm phù hợp. Nếu không cái bắt tay sẽ bị phản
tác dụng, biến bạn trở thành một người vô duyên, bất lịch sự. Chọn thời điểm
thích hợp để bắt tay người khác bao gồm:
# Khi bắt đầu hoặc kết thúc một
cuộc gặp gỡ đối tác hoặc trong một bối cảnh kinh doanh.
# Trong một buổi gặp mặt với
những người bạn chưa quen, bạn có thể bắt tay khi được giới thiệu với người
khác. Cái bắt tay lúc này giúp bạn cho người khác thấy được thành ý muốn làm
quen và sự cởi mở nơi bạn. Cũng là một cách chào hỏi xã giao để có thể bắt đầu
một mối quan hệ với đối phương. Việc bạn ngồi im hay chỉ cười với đối phương
khi được giới thiệu sẽ làm người khác cảm thấy bạn khó gần.
# Bắt tay khi bạn gặp gỡ đối
tác, đây được cho là một trong những yếu tố lịch sử tối thiểu cần phải thực hiện.
Một cái bắt tay thân thiện sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt đối
tác, giúp đối phương dễ dàng mở lòng, làm nên một cuộc giao tiếp hoặc một cuộc
đàm phán thành công.
# Hãy bắt đầu bắt tay ngay sau
khi đã tự giới thiệu. Đừng vì quá tập trung vào việc giới thiệu bàn tay của
mình hơn chính bản thân mình. Đừng giữ tay đối tác quá lâu nhất là với nữ.
Thông thường, người ta sẽ nắm tay và lắc trong khoảng 3-4 nhịp là vừa đủ.
# Ngay khi gặp gỡ lần đầu
tiên, cách bắt tay của bạn chính là một phương thức mạnh mẽ để giới thiệu về
con người bạn và gây ấn tượng với đối tác. Hãy sử dụng nó thật hiệu quả, để đối
tác thấy trước mặt mình là một con người bản lĩnh, tự tin, chân thành và có thể
tin tưởng được.
4./ Ai là người chủ động:
# Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người tuổi tác và vị thế
cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể
đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước
thì cấp dưới mới được đưa tay ra.
# Giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có
thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn
tuổi hơn thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc thì người lới tuổi
chủ động trước.
# Khi đón tiếp đối tác nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào
đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra
trước bắt tay chào chủ nhà. Thể hiện ý “chào đón”, và “tạm biệt”. Nếu các thứ tự
này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.
# Bạn là người kinh doanh thì hãy mở rộng tay ra bắt khách hàng trước, bất kể
địa vị xã hội, cũng là một cách gây ấn tượng về sự tự tin. Hãy thể hiện sự thân
thiện, chân thành và cởi mở của bản thân cho đối phương biết, bằng cách chủ động
mở rộng cánh tay để tỏ ý muốn bắt tay với họ.
# Tuy nhiên bạn không được hấp tấp mà phải đợi sự đáp lại của đối phương, đợi
đối phương giơ tay ra và sẵn sàng cho một cái bắt tay. Không nên vừa gặp nhau
đã cầm lấy bàn tay họ, điều đó sẽ làm đối phương khó chịu, mất thiện cảm đối với
bạn.
5./ Hãy đứng khi bắt tay:
# Đứng khi bắt tay gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có một
người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ, đừng tiếp tục ngồi
và để đối tác phải cúi người xuống.
# Trừ trường hợp bạn đang ốm nặng, đang bận không thể đứng lên được, hoặc
không thể di chuyển được, còn thì tư thế bắt tay đúng nhất là tư thế đứng thẳng.
6./ Giao tiếp bằng ánh mắt và nụ cười:
# Sau khi nắm tay và lắc vài lần, ánh mắt của bạn và của đối tác phải gặp
nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp.
# Khi bắt tay, bạn chú ý phải nhìn thẳng vào đối phương. Bạn hãy tưởng tượng,
một người đứng trước mặt bạn nhưng lại không nhìn thẳng vào bạn, chắc hẳn bạn sẽ
cảm thấy người ta không tôn trọng bạn. Và đương nhiên đối phương cũng sẽ cảm thấy
như bạn vậy. Do đó hãy nhìn đối phương bằng đôi mắt thân thiện kèm với một nụ
cười nhẹ nhàng. Vì cười lớn sẽ gây phản cảm, vô duyên, làm giảm hiệu quả cái bắt
tay.
7./ Bắt tay không quá chặt nhưng không qua lõng lẽo:
# Khi bắt tay cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt
trong của các ngón tay với đối tác.
# Đừng bắt tay quá lỏng lẻo khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời
gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt qua tay nhưng cũng đừng nắm quá chặt và
khiến đối tác của bạn đau. Vì bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối
phương về phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra
khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ
rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ.
# Cái bắt tay sẽ nói lên tính cách và con người của bạn. Người bắt tay nhẹ và
không có lực thường là người hay lo lắng, hời hợt, còn người bắt tay chặt là người
mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết.
8./ Khoảng cách phù hợp khi bắt tay:
# Trước khi bắt tay, bạn cần chọn đứng cách đối phương một khoảng phù hợp, tầm
1 bước chân từ 70cm – 100cm. Khoảng cách này không quá gần khiến cả hai cảm thấy
ngại, nhưng cũng không quá xa làm việc bắt tay trở nên khó khăn.
9./ Không bắt tay quá lâu:
# Thời gian bắt tay cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên một cái
bắt tay ăn điểm mà nhiều người thường hay bỏ qua. Bạn không nên bắt tay quá
lâu, điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu.
# Đặc biệt nếu bạn là nam bắt tay với phụ nữ quá lâu thì cái bắt tay lập tức bị đối phương quy về một hành động xấu. Cuộc giao tiếp của hai người cũng không thể thành công. Thông thường, một cái bắt tay chỉ nên kéo dài 2 – 4 giây là vừa.
# Đặc biệt nếu bạn là nam bắt tay với phụ nữ quá lâu thì cái bắt tay lập tức bị đối phương quy về một hành động xấu. Cuộc giao tiếp của hai người cũng không thể thành công. Thông thường, một cái bắt tay chỉ nên kéo dài 2 – 4 giây là vừa.
10./ Kỹ thuật bắt tay nhiều người một lúc:
# Bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước
sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ bậc trưởng bối đến
bậc vãn bối, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn
rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.
# Khi số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh
mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi
cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự.
Những điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay:
- Không nên giơ tay trái ra bắt.
- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự để tránh đối phương hiểu lầm. Trong trường hợp người khác tỏ ý muốn tay, bạn nên lau sạch tay rồi mới đáp lại.
- Không tự tiện bắt tay khi đối phương chưa sẵn sàng, bởi chắc hẳn không ai muốn bị người lạ tự tiện đụng chạm.
==>> Cùng với kỹ năng chào hỏi, bắt
tay là kỹ năng không thể thiếu để bắt đầu một cuộc giao tiếp giúp bạn giao tiếp
hiệu quả, đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Hãy vận dụng những kỹ
năng bắt tay mà bài viết đã chia sẻ để rèn luyện cho bản thân cách bắt tay cực
chuẩn, gây được thiện cảm với người đối phương.
Chúc bạn giao tiếp thành công!
Mr. Trương Lam Sơn
Chúc bạn giao tiếp thành công!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét