HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP - NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU KINH DOANH HAY NGƯỜI MỚI KHỞI NGHIỆP START-UP
## Kế hoạch kinh doanh rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của các doanh nghiệp nhất là các
Doanh nghiệp vừa mới thành lập, các startup hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME. Vì
vậy
kế
hoạch
kinh doanh cần phải
có trong bất kì hoạt
động
sản
xuất
kinh doanh nào, từ quy mô nhỏ
cho đến
lớn.
I./ Kế
hoạch
kinh doanh là gì?
- Kế hoạch kinh doanh là công cụ quản trị quan trọng của các Công ty, là bản tài liệu văn bản mô tả tất cả thông tin, các hoạt động, quá trình kinh doanh của công ty, bao gồm chiến lược và hoạch định tương lai của doanh nghiệp. Như chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược marketing, chiến lược tài chính, nguồn lực, tài chính cần thiết và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.
- Kế hoạch kinh doanh đưa ra cho doanh nghiệp định hướng rõ ràng về hoạt động sản xuất và kinh doanh, những phân tích về thị trường, đối thủ…, các chiến lược khoa học để tạo thành 1 kế hoạch hoàn thiện hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra mọi quyết định họat động kinh doanh.
- Có thể ví kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ chỉ đường cho doanh nghiệp để có thể tránh những sự cố không nên xảy ra. Bản kế hoạch kinh doanh được lập ra các chi tiết thì việc thực hiện càng đơn giản và khả năng hiện thực hóa sẽ cao hơn.
II. Kế
hoạch
kinh doanh dùng để làm gì?
- Kế hoạch kinh doanh của công ty đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược kinh doanh. Từ đó sẽ giúp người lãnh đạo: Đưa ra các quyết định chính xác trong kinh doanh, chiến lược bán hàng thành công, đường lối kinh doanh rõ ràng.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để cung cấp cho thành viên trong công ty tầm nhìn của doanh nghiệp nhằm hướng doanh nghiệp đến 1 mục tiêu chung.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong 1 thời gian.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để triển khai kế hoạch trong từng giai đoạn.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để kêu gọi được các đối tác lớn tham gia vào doanh nghiệp hoặc dự án. Vì doanh nghiệp phải chứng minh được tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và định hướng rõ ràng của mình.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để thuyết phục khách hàng.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để kêu gọi góp vốn, kêu gọi đầu tư, vay vốn ngân hàng.
- Kế hoạch kinh doanh dùng để ký kết hợp đồng hoặc xin cấp phép đầu tư hoặc cấp phép thực hiện dự án.
II./ PHƯƠNG
PHÁP XÂY DỰNG
MỘT
BẢN
KẾ
HOẠCH
KINH DOANH:
=>> Để
có thể
xây dựng
một
bản
kế
hoạch
kinh doanh đúng đắn, bạn
cần
phải
trải
qua nhiều
bước
như
bên dưới:
1./ Lên ý tưởng
kinh doanh:
## Một
ý tưởng
kinh doanh tốt sẽ
giúp xây dựng kế
hoạch
kinh doanh đúng đắn. Ý tưởng
kinh doanh bao gồm các yếu
tố:
cơ
hội,
tính khả
thi, nhu cầu thị
trường
và sự
khác biệt.
Những
ý tưởng
điên rồ
nhất
cũng đều
có khả
năng thành công.
## Sau đó bạn
thu thập
tất
cả
các số
liệu
bạn
có thể
có về
tính khả
thi và chi tiết của
ý tưởng
kinh doanh của bạn.
Tập
trung và sàng lọc ý tưởng
của
mình trên cơ sở
các số
liệu
đã tổng
hợp.
## Tiếp
theo phác họa các chi tiết
về
mô hình kinh doanh của bạn
và hãy làm việc cùng với
nhóm hay người cộng
sự
của
bạn.
Sử
dụng
phương
pháp tiếp
cận
với
các câu hỏi 5w1h như:
cái gì, ở
đâu, tại sao và
như thế
nào? có thể giúp ích tốt
cho bạn
trong việc
này.
2./ Mục
tiêu kinh doanh:
## Trong mọi
kế
hoạch
kinh doanh cần phải
đề
ra một
mục
tiêu cần
đạt
được.
Bạn
sẽ
đạt
được
những
gì sau chiến dịch
kinh doanh này? Phương thức
đo lường
kết
quả
đạt
được
là gì? Và mất thời
gian bao lâu để đạt
được
mục
tiêu kinh doanh đó? Mục tiêu mà công ty
đang hướng
đến
là gì?
## Sứ
mệnh:
những
giá trị
mà công ty mang tới cho những
bên liên quan như khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp
và xã hội…
là gì?
## Định
hướng
hoạt
động:
công ty sẽ có vị
trí nào trong tương lai? Tại
sao sự
tồn
tại
của
công ty lại cần
thiết?
làm thế
nào công ty có thể tồn
tại
trong ngành? Những mục
tiêu, chiến lược
trong từng
giai đoạn
của
doanh nghiệp?
3./ Nghiên cứu
thị
trường:
## Nắm
được
điểm
yếu,
điểm
mạnh
của
đối
thủ
cạnh
tranh trên thị trường
sẽ
giúp chúng ta chủ động
hơn
trong mọi
tình huống.
Những
yếu
tố
cần
tìm hiểu
thị
trường
bao gồm:
Nguồn
khách hàng, nhu cầu thị
trường,
các công ty, doanh nghiệp cùng ngành đã thành
công và lý do họ đạt
được
thành công đó.
## Đối
thủ
cạnh
tranh gián tiếp là ai? Các đối
thủ
cạnh
tranh chính trên thị trường
là ai? Điểm mạnh
điểm
yếu
của
đối
thủ?
Đặc
điểm,
xu hướng
cạnh
tranh trong ngành là gì? ( tập trung cải
tiến
công nghệ
hay tập
trung giảm
giá thành sản phẩm…).
## Các nhà cung cấp
chính của
doanh nghiệp là ai? Uy tín của
các nhà cung cấp như
thế
nào? Có ảnh
hưởng
gì đến
hoạt
động
của
doanh nghiệp không?
## Khách hàng của
công ty là ai? Khách hàng ở khu vực
nào? Độ
tuổi
nào? Giới
tính nam hay nữ? Quan điểm,
sở
thích, thói quen mua hàng… và những
đặc
điểm
văn hóa khác có thể tác động
đến
hoạt
động
sản
xuất
kinh doanh.
## Các cách thức
tiếp
cận
phổ
biến
thường
được
áp dụng
đối
với
đối
tượng
khách hàng này?
4./ Đánh giá nguồn
lực
tự
có:
## Cần đánh giá nguồn lực hiện có, nhận thức điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của doanh nghiệp là gì? khả năng hay rủi ro? xác định rõ khả năng của mình đến đâu trong chiến lược kinh doanh này.
## Cần đánh giá nguồn lực hiện có, nhận thức điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của doanh nghiệp là gì? khả năng hay rủi ro? xác định rõ khả năng của mình đến đâu trong chiến lược kinh doanh này.
## Năng lực
triển
khai dự
án của
đơn
vị
chủ
quản:
năng lực
của
chủ
doanh nghiệp? năng lực
của
đội
ngũ nhân sự? trình độ
sản
xuất?
khả
năng nắm
bắt
công nghệ?…
5./ Xây dựng
mô hình tổ chức
kinh doanh:
## Người
làm kinh doanh cần chọn
1 trong các hình thức kinh doanh sau:
Doanh nghiệp tư
nhân, Công ty hợp
danh, Công ty trách nhiệm hữu
hạn,
Công ty cổ phần
và Hộ
kinh doanh. Mô hình sẽ tạo
ra giá trị cho doanh nghiệp,
mô hình càng đơn giản
càng dễ
mở
rộng
thì càng mang lại hiệu
quả
cao.
## Tên công ty, văn
phòng, xưởng
sản
xuất,
đt, fax, website, email, người đại
diện,
mã số
doanh nghiệp, người
đại
diện…
6./ Sản
phẩm
và Dịch
vụ:
## Các sản
phẩm
dịch
vụ
mà công ty cung cấp là gì? Trong mỗi
tầng
sản
phẩm
dịch
vụ
có các sản
phẩm
dịch
vụ
nào? Giá sản phẩm
là bao nhiêu?
## Lợi
ích chính của sản
phẩm
dịch
vụ
là gì? Tại
sao khách hàng nên tin dùng sản phẩm
dịch
vụ?
## Điểm
mạnh,
điểm
yếu
chính của
sản
phẩm,
dịch
vụ
mà công ty cung cấp là gì?
## Các yếu
tố
quan trọng
tạo
nên năng lực cạnh
tranh tổng
hợp
cho các nhóm sản phẩm
dịch
vụ
của
Công ty.
## Công nghệ
áp dụng
trong việc
sản
xuất
hoặc
cung cấp
dịch
vụ
là gì?
7./ Xây dựng
kế
hoạch
Marketing:
## Chiến
lược
Marketing sẽ giúp bạn
mang về
một
lượng
khách hàng và giữ chân họ
sử
dụng
mặt
hàng của
bạn.
Sản
phẩm
của
bạn
dù tốt
hay không nhưng nếu
không ai biết tới
thì đều
là vô nghĩa. Chiến lược
Marketing tốt sẽ
giúp bạn
giải
quyết
vấn
đề
này.
## Kế
hoạch
marketing thị trường
mục
tiêu? thị trường ngách? Công ty có kế
hoạch
tổ
chức
những
chương
trình marketing gì? Tổ
chức
như
thế
nào? Chiến
lược
marketing của công ty là gì? Marketing 4Ps: giá, sản
phẩm,
quảng
bá, phân phối?
## Các kênh marketing
nào là chủ lực
của
doanh nghiệp? (1 số
kênh marketing chủ lực:
Ti Vi, đài, Internet, hội chợ,
treo banner logo, event, activation, POSM dán poster…tùy tình hình tài chính và
mức
độ
phù hợp
mà công ty lựa chọn
các kênh và cách thức marketing phù hợp).
8./ Chiến
lược
xây dựng
thương
hiệu:
## Logo của công ty là gì? Slogan của công ty là
gì? Website của Cty?
## Định vị thương hiệu? Triết lý thương hiệu? Tính cách thương hiệu?
## Chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu như thế nào?
## Công ty có kế hoạch bảo hộ thương hiệu không? Chi phí và qui trình như thế nào?
9./ Kế
hoạch
bán hàng - Sales:
## Mục
tiêu bán hàng của công ty trong từng
giai đoạn
(doanh thu, doanh số, giá bán…)? Các cơ
sở
để
đạt
được
mục
tiêu?
Các kênh bán hàng nào
sẽ
được
công ty sử dụng?
kênh truyền thống
hay kênh online?
## Cách thức
tổ
chức
các kênh bán hàng ( bán hàng trực tiếp
hay qua đại lý, hệ
thống
đại
lý tổ
chức
như
thế
nào, có nhân viên bán hàng cộng tác viên hay
không…).
## Làm sao để
gia tăng hiệu quả
của
các chương
trình bán hàng?
## Tổ
chức
chương
trình bán hàng giảm
giá, khuyến mãi, chiết
khấu
cho đại
lý…
## Sơ
đồ
triển
khai hoạt
động
bán hàng? Kế hoạch
xây dựng
hệ
thống,
hoàn thiện
mô hình, triển khai chương
trình bán hàng…
10./ Kế
hoạch
quản
lý nhân sự:
## Một
cơ
chế
quản
lý nhân sự bao gồm
quản
lý con người và kỹ
năng làm việc của
họ.
Công việc
cần
được
phân công rõ ràng đối với
từng
người.
Sơ
đồ
tổ
chức?
Cơ
cấu
nhiệm
vụ
các phòng ban?
## Các buổi
họp
giao ban báo cáo kết quả
và tình hình công việc là rất
cần
thiết.
Tăng cường
các kế
hoạch
đào tạo
và phát triển nhân viên nếu
cần
thiết.
## Hội
đồng
quản
trị
gồm
những
ai? thông tin quan trọng về
các thành viên chủ chốt
như:
tên, tuổi,
bằng
cấp,
kinh nghiệm, kỹ
năng, điểm
mạnh
yếu…
## Ban giám đốc
gồm
những
ai? Những
nhân vật
có tầm
ảnh
hưởng
quan trọng
khác: kế
toán trưởng,
cố
vấn…?
## Nhân sự
của
công ty qua các thời kỳ (hàng năm) là
bao nhiêu? Mức lương
căn bản
qua các năm là bao nhiêu?
## Chế
độ
thời
gian làm việc, qui định
về
ngày nghỉ…
## Chính sách đào tạo,
tuyển
dụng,
khen thưởng
của
công ty là gì?
## Kế
hoạch
phát triển
hệ
thống
nhân sự? Cách thức
gia tăng hiệu quả
của
hệ
thống
nhân sự?
## Xây dựng
phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh
nghiệp.
11./ Kế
hoạch
tài chính:
## Kế
hoạch
tài chính cần cụ
thể
và rõ ràng. Nguồn tài chính sẽ
được
sử
dụng
như
thế
nào cho kế hoạch
kinh doanh là câu hỏi cần
giải
quyết.
Căn cứ
vào báo cáo tài chính và các thông tin liên quan đến
hoạt
động
bán hàng: doanh thu, doanh số… để
cân đối
với
kế
hoạch
marketing, bán hàng, nhân sự…
## Chiến
lược
tài chính của doanh nghiệp:
làm sao tối ưu
hóa dòng tiền?
dự
phòng rủi
ro như
thế
nào? Công ty có thể huy động
tài chính từ đâu?…
## Kế
hoạch
huy động
và sử
dụng
vốn
ra sao, từ đâu ?Nhu cầu
đầu
tư
là bao nhiêu? Phân bổ
vào những
việc
gì?
12./Quản
trị
rủi
ro:
## Quản
trị
rủi
ro gồm:
các yếu
tố
rủi
ro chính, các công việc phát sinh, tần
xuất
và cường
độ,
giải
pháp là gì?
13./ Thực
hiện
kế
hoạch
kinh doanh:
## Sau khi đã có kế hoạc rồi thì bạn hãy mạnh dạn thực hiện. Hãy làm những
công việc
cần
ưu
tiên thực
hiện
trước
và cần
xác định
rõ thời
hạn
hoàn thành cho những công việc
này.
## Chia ra những
thời
gian giải quyết dành cho các lỗi
phát sinh trong quá trình thực hiện
kế
hoạch.
Bổ
sung và điều chỉnh vào kế
hoạch
kinh doanh nếu cảm
thấy
vẫn
còn thiếu
sót và những phát sinh trong quá trình
thực hiện.
==;;>> Tóm lại, Bạn có một ý tưởng tốt, nhưng để bán được sản phẩm ra thị trường, trước tiên nên lập kế hoạch kinh doanh để có thể nhận ra lợi thế, điểm yếu, tiềm năng thị trường cũng như kêu gọi quỹ đầu tư hay cá nhân khác góp vốn. Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh của bạn tạo ra là nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp của bạn bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của bạn.
==;;>> Để có thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, điều quan trọng nhất vẫn là kiến thức. Để có kiến thức xây dựng hệ thống kinh doanh cho riêng mình, hãy học và rèn luyện các kỹ năng cần có sau đó tập cách lập kế hoạch kinh doanh như trên và sau đó là trải nghiệm hành động cụ thể, thành lập Công ty cho riêng mình nhé.
Chúc bạn
thành công với ý tưởng kinh doanh của
mình!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét