NGƯỜI
CÓ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HIỀU
NHƯ
THẾ
NÀO?
ĐỂ
ĐƯỢC
NHÀ TUYỂN
DỤNG
ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN
- Các nhà tuyển dụng hiện nay dựa trên chuẩn kỹ năng và năng lực (Skill-based and Competency-based Recuitment) đã được phổ biến trong và sẽ là giải pháp tối ưu tuyển dụng trong kỷ nguyên 4.0. Đây là một phương pháp tuyển dụng mới và ưu việt mà theo đó ứng viên được đánh giá theo các bộ kỹ năng và chuẩn năng lực của công việc.
- Các kỹ năng và năng lực cụ thể của ứng viên được đánh giá dựa trên các yêu cầu của một vị trí công việc cụ thể để các nhà tuyển dụng chọn ra được chính xác một danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn cho công việc một cách hiệu quả và không rắc rối.
I./ Năng lực là gì?
- Năng lực (Competency) là các nhân tố, thuộc tính của một cá nhân với những yêu cầu của một hoạt động, một kế hoạch nào đó được đặt ra và người đó phải đảm bảo cho hoạt động hay kế hoach đó được hoàn thành một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất. Nhân tố tiêu biểu của năng lực bao gồm: thái độ, kỹ năng, kiến thức.
- Năng lực (Competency) cũng được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
** Năng lực của con người được ví như như một tảng băng trôi: phần nổi và phần chìm:
- Phần nổi chiếm 10% – 20%: Đây là nền tảng được giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật … có thể nhìn thấy được thông qua các hình thức quan sát, phỏng vấn, đánh giá và theo dõi sổ sách.
- Phần chìm chiếm 80% – 90%: Là phong cách tư duy (Thinking style), đặc tính hành vi (Behavioral traits), sở thích nghề nghiệp (Occupational interests), sự phù hợp với công việc (Job fit) ... còn tiềm ẩn, chỉ được phát hiện và phát huy trong quá trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
1./ Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, hiểu về chuyên môn nghiệp vụ.
* Là sự hiểu biết có được thông qua giáo dục hoặc training,
liên quan trực tiếp đến đọc hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh
giá các dữ kiện, thông tin có sẵn. Đây là những năng lực cơ bản mà mọi cá nhân đều cần có khi bắt đầu một công việc.
* Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về năng lực kiến thức này càng cao. Có thể chia
Knowledge thành 3 năng lực chủ yếu: Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ và Trình độ ngoại ngữ & tin học.
2./ Skill (Kỹ năng): bao gồm những kỹ năng thao tác như: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng lắng nghe và học hỏi, Kỹ năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng ra quyết định.
* Kỹ năng chính là năng lực thực hiện các công
việc, biến kiến thức thành hành động trong các khía cạnh cụ thể. Sự phân chia mức độ trong từng kỹ năng không
chỉ là hiểu biết mà còn gắn bó mật thiết với biểu hiện hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.
3./ Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm: làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, trung thực, cần cù, chịu khó, nhiệt tình… Cách thể hiện thái độ và động cơ của cá nhân với công việc như Bảo mật kinh doanh
và Năng lực sáng tạo và đổi mới,...
II./ Đặc điểm của năng lực con người:
- Năng lực không phải là cái có sẵn mà nó được hình thành và bồi đắp trong mọi quá trình hoạt động của con người.
- Năng lực luôn được gắn với một hoạt động cụ thể. Trong cùng một công việc, năng lực của mỗi người là khác nhau, điều này thể hiện qua cách mà mỗi người giải quyết công việc.
- Năng lực chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác như môi trường, con người, xã hội.
- Người có năng lực cũng xó thể xem là người có tài, có kiến thức và kỹ năng. Năng lực sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và cho hiệu quả cao hơn. Nếu không có năng lực làm việc thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được người khác xem trọng.
III./ Các mức độ của năng lực:
1./ Năng lưc:
* Là mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
2./ Tài năng:
* Biểu thị hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.
3./ Thiên tài:
* Là mức độ cao nhất của năng lực biểu hiện ở mức đô kiệt xuất hoàn chỉnh nhất của một vĩ nhân trong lịch sử.
IV./ Phân loại năng lực:
1./ Năng lực chung:
* Là năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động về thể lực, về trí tuệ như: quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ.
2./ Năng lực riêng biệt:
* Là năng lực có tính chất chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động chuyên
môn nhât định.
V./ Phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo:
- Trí thức là những hiểu biết từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình.
- Kỹ năng là sự vận dụng những kiến thức vào thực tế để tiến hành một hoạt động công việc nào đó.
- Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức vào việc mình đang làm.
- Còn năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn đinh, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động.
- Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình công tác mà đề bạt một cán bộ là chưa đủ, chỉ có căn cứ và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh giá năng lực của nhân viên thì mới đúng đắn.
- Tuy nhiên cũng cần thấy rằng giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có trình độ học vấn thấp. Năng lực tổ chức không thế có được ở người chưa hề quản lý, điều hành một đơn vị sản xuất, kinh doanh cụ thể.
==;;>>> Do vậy
khi đánh giá năng lực của
một
nhân viên cần phải
căn cứ
vào hiệu
quả
sản
xuất
hoàn thành công việc là chính, đồng
thời
cũng cần
biết
được
trình độ
học
vấn,
kinh nghiệm và quá trình công tác của
người
đó nữa.
CHÚC BẠN LUÔN HỌC HỎI VƯƠN LÊN ĐỂ LÀ NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét