=::>> Nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng sự nghiệp với những mục tiêu của cuộc đời mình thì đừng quên việc tạo thái độ làm việc đúng đắn và chuyên nghiệp. Thái độ tốt và tích cực sẽ đem lại những lợi ích bất ngờ trong công việc cũng như trong cuộc sống cho bạn và cả tập thể bạn làm việc chung. Thái độ tích cực chính là con đường dẫn ta tới
với thành công đó là niềm tin, sự lạc quan, những ước mơ, khát khao trong cuộc đời đồng thời giúp ta bỏ đi tiêu cực như lối sống bi quan, chán nản, tuyệt vọng, chán chường, sống không có mục tiêu.
=::>> Bạn có thái độ tích cực, bạn có thể trở thành một nhân vật xuất sắc hơn trong công việc tạo đà thành công. Thái độ tích cực, làm việc lạc quan có thể hoàn thành công việc với hiệu suất cao ngay cả trong những vấn đề khó khăn. Bạn có thể biến nhiều tình huống xấu thành cơ hội nếu có thái độ tích cực.
I./ Thái độ là gì?
** Thái độ là sự thể hiện bằng lời nói, phát biểu, cử chỉ hành động của bạn về những sự vật hiện tượng và con người bằng những đánh giá, nhận xét.
** Nói một cách khách thì thái độ là sự biểu hiện ra bên
ngoài của những ý nghĩ ,tình cảm của một cá thể đối với con người hay sự vật hiện tượng thông qua cử chỉ, điệu bộ, lời nói và nét mặt thể hiện ngay lúc đó.
** Thái độ cũng chính là phản ứng tích cực hay tiêu cực của bạn đối với các đối tượng, biểu tượng trong môi trường. Thái độ là một hình thức thể hiện chính con
người của bạn. Bạn có thể lựa chọn giữa hạnh phúc, tích cực, lạc quan hoặc là bi
quan, tiêu cực cho ngày làm việc của bạn. Một suy nghĩ
tích cực sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt để đối phó với những khó khăn trong công việc. Thêm vào
đó, thái độ tốt cũng giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn với các đồng nghiệp, đối tác, khách hàng.
1./ Thái độ tích cực:
- Suy nghĩ rằng mọi thứ đều có thể: hãy đề cao năng lực bản thân và mường tượng ra mình cũng sẽ làm tốt vị trí đó.
- Hoàn thành mọi việc được giao, dù là nhỏ nhất.
- Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc với tất cả mọi người để đến khi bạn được đề bạt vào vị trí cao hơn, ai cũng ủng hộ và giúp đỡ bạn.
- Làm việc bằng đam mê, không chán nản không bỏ cuộc, không lý do.
- Luôn trau dồi, học hỏi nâng cao năng lực bản thân và tự tin thể hiện chúng, tinh thần cầu tiến để phát triển.
- Biết cách quản lý thời gian, có kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc hiệu quả.
- Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên.
- Chủ động trong công việc.
- Trung thực.
- Có động lực làm việc và hoàn thành công việc.
- Luôn giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin.
- Không ngại thất bại: Ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Sự khác biệt giữa những người thành công và không thành công chính là cách họ đối mặt và giải quyết thất bại. Những người thành công luôn vượt qua thất bại, rút ra bài học và tiếp tục vươn lên.
- Một thái độ lạc quan, tích cực, cầu tiến luôn để ý, lắng nghe, để tâm tìm kiếm những cơ hội mới để thử sức và khẳng định mình.
2./ Thái độ
tiêu cực:
- Ỷ lại qui trình làm việc một cách cứng ngắt thụ động, thiếu động lực làm việc và một khả năng nhạy bén linh hoạt.
- Để nước đến chân mới nhảy, không sắn sàng trong công việc, cung cách làm việc thụ động.
- Bảo thủ, dị ứng với lời nhận xét của người khác, đặc biệt là những lời phê bình, không muốn tiếp nhận những lời góp ý có tính xây dựng giúp đỡ.
- Làm việc chỉ để ghi công vào thời điềm nào đó.
- Sếp nói sao nghe vậy không có thảo luận để đưa ra ý tuởng và giải pháp.
- Thừa nhận những điều bất hợp lý không biết đóng góp ý kiến phát huy hiệu quả công việc.
- Thái độ khinh bỉ, chia rẽ, hay nhận xét không tốt về người khác.
- Thái độ không hợp tác với đồng nghiệp về công việc.
- Các thái độ vô ý thức gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đạo đức, nội quy, chuẩn mực văn hóa.
- Hay chán nản, ghanh ghét, đố kỵ, sợ khó khăn, trì hoản, bỏ cuộc, lười, không học hỏi, không lắng nghe, hay than trách, đổ lỗi…
II./ Thành phần
của
thái độ:
- Thành phần nhận thức: Bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ.
- Thành phần cảm xúc: Sự biểu hiện cảm xúc của con người về tâm lý như: vui buồn, ghét, giận hờn, thích...
- Thành phần hành vi: Là một hành động, cư xử theo một cách nào đó với một người hay một việc gì đó.
IV./ Mối liên quan giữa Thái độ và Hành vi:
- Thái độ dẫn dắt hành vi hoặc nhận thức dẫn tới hành vi tương ứng. Người có thái độ nhiệt tình sẽ lao vào việc trong mọi hoàn cảnh cho dù có khó khăn, một người không nhiệt tình sẽ dửng dưng cho dù công việc đó có dễ đi chăng nữa.
- Khi muốn ai đó làm một việc gì đó trái với thói quen hàng ngày của họ thì người ta bao giờ cũng phải tác động vào nhận thức của thái độ trước để làm sao để hình thành ý nghĩ “muốn thay đổi, phải thay đổi” trong tâm trí mọi người, sau đó mới hướng hoạt động cần phải làm.
- Để có thể trở thành một người có tư duy tích cực bạn sẽ học theo hành vi của người có tư duy tích cực và hành xử theo người có tư duy tích cực. Nên trong giao tiếp thì bạn cần chọn những người bạn có tư duy tích cực để học hỏi họ. Ngược lại nếu chơi với những người có suy nghĩ tiêu cực, Bạn dần dần nhiễm thói quen hành xử như người tiêu cực và cuối cùng nó ảnh hưởng tới thái độ của bạn và biến bạn thành người có thái độ tiêu cực.
V./ Tầm quan trọng của thái độ tích cực trong công việc:
- Nhân viên có thái độ tích cực sẽ luôn sáng tạo ra cách hoàn thành công việc và vượt qua trở ngại thay vì phàn nàn và biện minh. Những người có thái độ tích cực sẽ hoàn thành công việc với hiệu suất đáng kể thường đạt được thành tựu cao trong công việc nhanh chóng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn.
- Ngoài ra nếu bạn là một người có thái độ tích cực, cầu thị và có khả năng thu hút, ảnh hưởng hay khiến người khác tin tưởng trong công việc, bạn đang tự biến mình thành một ứng viên vô cùng thích hợp cho vai trò lãnh đạo. Giữa hai người có kinh nghiệm làm việc và năng lực ngang nhau, xu hướng dành tín nhiệm nhiều hơn cho người có thái độ tích cực trong những tình huống căng thẳng.
- Trong một tập thể, người có thái độ tích cực làm việc một cách tích cực chiếm số đông hoặc có tính ảnh hưởng lớn sẽ giúp xây dựng đội ngũ hiệu quả. Bạn luôn biết ơn, nhiệt tình, tử tế và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác với một thái độ vui vẻ thì các thành viên sẽ đoàn kết và xây dựng được các mục tiêu chung trong công việc, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý công việc.
- Bạn làm việc với khách hàng hay đối tác với một thái độ tích cực và chuyên nghiệp thì mối quan hệ giữa bạn và khách sẽ càng ngày càng gắn bó. Khách hàng và đối tác thích làm việc với những người lạc quan, niềm nở và có thái độ phù hợp.
- Khi làm một dự án với những người đồng nghiệp, hãy giữ thái độ lạc quan và hy vọng vào một kết quả tốt đẹp. Hãy hy vọng những kết quả sẽ đạt được nếu cố gắng làm việc và tránh nhắc đến những điều tiêu cực. Việc này giúp bạn và các đồng nghiệp được truyền cảm hứng và làm việc một cách hiệu quả hơn rất nhiều.
- Nếu không khí làm việc đang rất u ám hay các đồng nghiệp đang không vui, hãy đề nghị giúp tăng tinh thần cho mọi người. Điều này rất tốt trong việc tạo một không gian tích cực tại nơi làm việc giúp nhân viên tăng năng suất và cảm thấy vui vẻ hơn.
- Một suy nghĩ tích cực có thể giúp bạn biến tình huống xấu thành một cơ hội mới. Điều này cho phép nâng cao kỹ năng của mình cũng như đưa ra những ý tưởng mới trong hoàn cảnh khó khăn. Dùng một thái độ tích cực để giải quyết vấn đề sẽ tốt hơn rất nhiều việc bạn trở nên tức giận hoặc bỏ cuộc ngay khi chưa bắt đầu đấy.
==>>> Khác với kiến thức chuyên môn có thể được học từ trường lớp hay quá trình làm việc, thái độ tích cực đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên tục nhìn lại mình, phải trải qua nhiều bài học từ trãi nghiệm thực tế mới có thể rèn luyện được cách nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và chuyên nghiệp.
==>>> Thái độ làm việc sẽ không chỉ là chìa khóa để bạn nâng cao năng suất làm việc của bản thân bạn mà còn giúp tương tác tốt hơn với tập thể và đồng thời phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Hãy tập giữ tư duy và thái độ tích cực trong quá trình xây dựng sự nghiệp của bạn!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét