KHÁI NIỆM TÔN GIÁO LÀ GÌ?
Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
I./ LỊCH
SỬ
HÌNH THÀNH THUẬT NGỮ
“TÔN GIÁO”:
“Tôn
giáo” là một thuật
ngữ
không thuần Việt,
được
du nhập
từ
nước
ngoài vào từ cuối
thế
kỷ
XIX. Thuật
ngữ
“Tôn giáo” vốn có nguồn
gốc
từ
phương
Tây và có rất
nhiều
quan niệm,
định
nghĩa khác nhau về tôn giáo của
nhiều
dân tộc
và nhiều
tác giả
trên thế
giới.
“Tôn
giáo” bắt
nguồn
từ
thuật
ngữ
“religion” trong Tiếng Anh và “religion”
lại
xuất
phát từ
thuật
ngữ
“legere” trong Tiếng Latinh có nghĩa là
thu lượm
thêm sức
mạnh
siêu nhiên.
Vào
đầu
công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất
hiện,
lúc này khái niệm “religion” chỉ
mới
là riêng của đạo
Kitô. Đến
thế
kỷ
XVI, với
sự
ra đời
của
đạo
Tin Lành - tách ra từ Công giáo,
“religion” mới trở
thành một
thuật
ngữ
chỉ
hai tôn giáo thờ cùng một
chúa. Rồi
sau đó thuật ngữ
“religion” được dùng nhằm
chỉ
các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế
giới.
II./ MỘT
SỐ
THUẬT
NGỮ
TƯƠNG
ĐỒNG
VỚI
TÔN GIÁO TẠI VIỆT
NAM:
1./ Đạo: từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên tôn giáo đó sau từ “đạo” như là: đạo Phật, đạo Kitô…thuật ngữ này xuất xứ từ Trung Hoa, từ “đạo” cũng có thể có ý nghĩa là con đường, học thuyết. Mặt khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo thầy trò…
2./ Giáo: từ “ giáo” có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo như: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo. Tuy nhiên “giáo” ở đây cũng có thể được hiểu với nghĩa phi tôn giáo là lời dạy của thầy dạy học.
3./ Thờ: có ý bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên… đồng thời có ý nghĩa như cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ thầy hay một người nào đó mà mình mang ơn… “Thờ” cũng thường đi đôi với cúng, cúng cũng có nhiều nghĩa: vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục.
“Cúng”
theo ý nghĩa tôn giáo có thể hiểu
là tế,
tiến
dâng, cung phụng, vật
hiến
tế…
dâng lễ
vật
cho các đấng siêu linh, cho người
đã khuất.
“Cúng”
với
ý nghĩa trần tục
cũng có nghĩa là đóng góp cho việc
công ích, việc từ
thiện…
III./ KHÁI NIỆM
TÔN GIÁO LÀ GÌ?
Có
rất
nhiều
quan niệm
khác nhau về tôn giáo đề
cập
đến
vấn
đề
hai thế
giới:
thế
giới
hiện
hữu
và thế
giới
phi hiện
hữu,
thế
giới
của
người
sống
và thế
giới
sau khi chết, thế
giới
của
những
vật
thể
hữu
hình và vô hình.
- Khái niệm
1: các nhà thần học
cho rằng
“Tôn giáo là mối liên hệ
giữa
thần
thánh và con người”.
- Khái niệm
2: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu
nhiên”.
- Khái niệm
3: nhà tâm lý học lại
cho rằng
“Tôn giáo là sự sáng tạo
của
mỗi
cá nhân trong nỗi cô đơn
của
mình, tôn giáo là sự cô đơn,
nếu
anh chưa
từng
cô đơn
thì anh chưa
bao giờ
có tôn giáo”.
- Khái niệm
4: của
C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở
dài của
chúng sinh bị áp bức,
là trái tim của thế
giới
không có trái tim, nó là tinh thần
của
trật
tự
không có tinh thần”.
- Khái niệm
5: của
tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự
phản
ánh hoang đường vào trong đầu
óc con người những
lực
lượng
bên ngoài, cái mà thống trị
họ
trong đời
sống
hàng ngày …”
Từ
sự
bất
lực
của
con người
trong cuộc
đấu
tranh với
tự
nhiên và xã hội, do thiếu
hiểu
biết
dẫn
đến
sợ
hãi và tự
đánh mất
mình do đó phải dựa
vào thánh thần mà còn hướng
con người
đến
một
hy vọng
tuyệt
đối,
một
cuộc
đời
thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”,
một
cuộc
đời
mà quá khứ, hiện
tại,
tương
lai cùng chung sống.
Tôn giáo gieo niềm hi vọng
vào con người, dù có phần
ảo
tưởng
để
yên tâm, tin tưởng để
sống
và phải
sống
trong một
thế
giới
trần
gian có nhiều bất
công và khổ ải.
Tôn
giáo chính là niềm tin vào các lực
lượng
siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được
chấp
nhận
một
cách trực
giác. Niềm
tin đó được
biểu
hiện
rất
đa dạng,
tuỳ thuộc
vào những
thời
kỳ lịch
sử,
hoàn cảnh
địa
lý, văn hóa khác nhau, phụ thuộc
vào nội
dung từng
tôn giáo, được vận
hành bằng
những
nghi lễ,
những
hành vi tôn giáo khác nhau của từng
cộng
đồng
xã hội
tôn giáo khác nhau.
Về
mặt
nội
dung cơ
bản
của
tôn giáo là niềm tin, tác động
lên các cá nhân, các cộng đồng.
Tôn giáo thường đưa
ra các giá trị
có tính tuyệt đối
làm mục
đích cho con người vươn
tới
cuộc
sống
tốt
đẹp
và nội
dung ấy
được
thể
hiện
bằng
những
nghi thức,
những
sự
kiêng kỵ…
Cuộc
cách mạng
công nghiệp 4.0 đang tạo
ra một
xã hội
công nghiệp, xã hội
này đòi hỏi phải
có một
tôn giáo năng động và tự
do hơn,
khó chấp
nhận
một
tổ
chức,
một
giáo lý với những
nghi thức
cứng
nhắc,
phức
tạp.
Với
xu thế
quốc
tế
hóa ngày càng gia tăng, việc mỗi
cá nhân chỉ biết
đến
tôn giáo của mình đã trở
nên lạc
hậu.
Mỗi
người
đều
biết
rằng
trên thế
gian có nhiều thánh thần,
có nhiều
tôn giáo.
Ngày
nay, khi mà xu thế toàn cầu
hóa đang chi phối mọi
lĩnh vực
của
đời
sống
xã hội,
sự
nâng cao về trình độ
học
vấn
và đặc
biệt
là những
thành tựu
của
khoa học
và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở
nên thế
tục
hóa kéo theo sự đa dạng
trong đời
sống
tôn giáo. Từ đây xuất
hiện
sự
chia rẽ
trong các tôn giáo một cách có tổ
chức,
bùng nổ
các giáo phái và xuất hiện
nhiều
tôn giáo mới, nhiều
tín đồ
bỏ
đạo
để
theo các “đạo mới”.
IV./ MỘT
SỐ
TÔN GIÁO TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI:
Kitô giáo (công giáo, dòng tiêu biểu của đạo thiên chúa), Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Thần đạo, Sikh giáo, Baha'i giáo, Jaina giáo, đạo tin lành, đạo lão…
Có
khoảng
10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế
giới,
nhưng
khoảng
84% dân số thế
giới
theo một
trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất,
đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn
Độ
giáo, Phật
giáo hoặc
các dạng
tôn giáo dân gian.
Ngày nay thời cách mạng công nghiệp 4.0, thì số lượng những người không có tôn giáo càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhưng rất nhiều người không theo tôn giáo cụ thể nào vẫn có nhiều niềm tin vào những tôn giáo khác nhau.
(*) Nguồn
sưu
tầm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét