CÁC KHÁI NIỆM - ĐỊNH NGHĨA VỀ TÂM LINH
Tâm linh là một lĩnh vực phức tạp, cần tiếp tục nghiên cứu ở nhiều góc độ. Khái niệm và định nghĩa về tâm linh hiện nay là rất khác nhau, do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tâm linh như: về lĩnh vực tôn giáo đạo phật, đạo chúa… , hoặc về sự giao tiếp với cõi âm,
hoặc về lĩnh vực bí ẩn siêu việt, hoặc tất cả các lĩnh vực nêu trên. Vậy tâm linh là gì, Chúng ta cùng tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về tâm linh hiện nay nhé.
I./ TÂM LINH LÀ GÌ? CÓ NHIỀU KHÁI NIỆM KHÁC NHAU NHƯ SAU:
Theo Từ điển tiếng Việt xưa, tâm linh có
hai nghĩa: tiên tri và tinh thần.
- Tâm: tình cảm, ý chí, ham muốn... mọi hoạt động hay đời sống tinh thần.
- Linh: linh thiêng là tác dụng vật chất lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể hoặc nói chung là tri thức mà ta đã tích tập.
1./ Tâm linh là một thuật ngữ bao hàm về trí tuệ, ý thức, tinh thần, linh hồn của con người. Tâm linh còn là những hiện tượng kỳ bí, nằm ngoài phạm vi hiểu biết của con người như: ngoại cảm, thần giao cách cảm, lên đồng, ma nhập, mộng du, bóng đè, thôi miên, chữa bệnh bằng tâm linh,... mà những vấn đề này khoa học chưa khám phá, giải thích và
chứng minh được.
2./ Có ý kiến cho rằng từ tâm linh có nguồn gốc ở các tôn giáo thần quyền, với truyền thuyết Thượng đế tạo ra con ngườ rồi thổi hơi thở của Ngài vào đấy, và hơi thở đó chính
là linh hồn, là cái
thiêng liêng, cái bất tử ở trong con người.
Linh hồn ở trong con người sở dĩ linh
thiêng và bất tử, chính là nó được Thượng đế tạo ra với hơi thở của Ngài. Do đó, theo tôn giáo thần quyền, thân người thì có sanh có diệt, có sống có chết nhưng linh hồn thì sống mãi, bất tử vì là linh thiêng. Tâm linh có thể được hiểu là chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng.
3./ Còn quan điểm Phật giáo, con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác.
Mục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.
4./ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo.
5./ Tâm linh được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn.
6./ Nếu tin rằng có linh hồn vẫn còn sau khi người ta đã chết? Có tồn tại thế giới bên kia? với niềm tin ấy, người ta mới thừa nhận ý nghĩa của những hành vi giao tiếp với thế giới siêu thực bí ẩn, tức là đời sống tâm linh.
7./ Tâm linh liên quan tới cõi âm, một hiện tượng có niềm tin vào:
- Sự tồn tại của vong.
- Vong có khả năng nhận thức, mách bảo, giúp người sống biết thông tin đang và sẽ diễn ra giúp được con người hoạt động có hiệu quả hơn.
- Một số người có khả năng tiếp xúc và giao tiếp với vong.
II./ TÂM LINH ĐỜI SỐNG NGƯỜI HIỆN ĐẠI:
Niềm tin vào một thế giới siêu thực tồn tại song song với thế giới hiện thực có không chỉ ở những tộc người kém phát triển trước đây, mà còn ở ngay cả những cộng đồng người văn minh trong xã hội công nghiệp hóa hiện nay. Từ đó kiến đời sống tâm linh của những cộng đồng người xung quanh ta như một thực tại khách quan.
Quan điểm duy vật tin rằng trong từ điển không có tồn tại tâm linh vì:
- Chỉ những người đang sống mới có đời sống trí tuệ, tư duy, tâm hồn.
- Con người khi chết đi thì mọi thứ trí tuệ, tư duy, tâm hồn đều mất hết.
- Không hề có thế giới bên kia và không thể giao tiếp với thế giới tồn tại trong niềm tin ấy.
Ngày nay con người hiện đại vừa thừa nhận những xác định duy vật như trên, vừa tin vào cõi thiêng. Theo tập quán, ít ra cũng thực hành nghi thức thờ cúng ông bà cha mẹ, dù có tin hay không tin linh hồn những thế hệ quá cố vẫn tồn tại đâu đó ở thế giới bên kia.
Do vậy, đời sống tâm linh cũng là một phương diện có thật của đời sống con người hiện đại. Tâm linh nên được hiểu là siêu thực trong đời sống tinh thần con người, bên cạnh khu vực trí tuệ, tâm hồn vốn được xem là những hoạt động bình thường. Nhu cầu của đời sống tâm linh khiến người ta tạo ra những cơ sở thờ tự, cúng và hệ thống nghi thức, lễ thức để có thể thực hiện nhu cầu ấy.
Nguồn sưu tầm!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét