I./ SỰ
HÌNH THÀNH CÁC TÔNG PHÁI CỦA PHẬT
GIÁO - VÌ SAO PHẬT GIÁO CÓ NHIỀU
TÔNG PHÁI?
Từ
khi Đức
Phật
khai sáng đạo Phật,
Ngài thuyết pháp hơn
49 năm ở
Ấn
Độ.
Ngài đã giáo hóa cho đủ mọi
tầng
lớp
khác nhau trong xã hội, Đức
Phật
chưa
từng
dạy
đệ
tử
phải
phân chia đạo Phật
ra thành các tông phái khác nhau, cũng chưa
từng
phân biệt
những
kinh điển
đã thuyết
dạy
ra thành những phần
giáo lý khác nhau.
Chúng
ta tìm hiểu các nguyên nhân đạo
phật
phân chia nhiều tông phái:
- / Từ
thời
Tất-đạt-đa
Cồ
đàm còn sống, ông đã dùng rất
nhiều
biện
pháp, ngôn ngữ, cách thức
và công cụ khác nhau, tuỳ theo trình độ,
khả
năng, hoàn cảnh của
đối
tượng
để
truyền
giảng.
Chính vì sự linh hoạt,
mềm
dẻo
và phong phú trong Phật giáo đã dẫn
đến
nhiều
lý giải
khác nhau về các lời
truyền
giảng
của
ông.
- / Khi đức
Phật
nhập
diệt,
một
thời
gian rất
lâu sau đó kinh điển mới
được
ghi chép lại. Vì thế,
trong số
những
người
học
Phật
thời
bấy
giờ
bất
đồng
về
cách hiểu
lời
dạy
của
đức
Phật.
Những
điểm
bất
đồng
này là một
trong những
nguyên nhân đầu tiên dẫn
đến
sự
phân chia các bộ phái ngay chính trên
vùng đất
mà đạo
Phật
đã ra đời.
- /Sự
khác biệt
về
môi trường
xã hội,
về
trình độ
nhận
thức,
về
tập
tục,
văn hóa khác nhau ở những
địa
phương
khác nhau mà đạo
Phật
truyền
bá đến.
Do có những
khác biệt
này mà đạo
Phật
có sự
phát triển
khác nhau ở mỗi
vùng. Tuy vẫn giữ
được
những
nét chung về tổng
thể
nhưng
không khỏi
có những
khác biệt
nhỏ
về
cách hiểu
và vận
dụng
giáo pháp trong đời sống.
Đạo
Phật
khi truyền
sang Trung Hoa, Nhật Bản
và cả
nước
ta Việt
Nam cũng không tránh khỏi sự
phân chia theo cách như trên.
- / Khi số
lượng
người
trong tăng đoàn đủ lớn
thì việc
khác biệt
nhau về
quan điểm
là tất
yếu,
cùng các quan điểm khác nhau tạo
các cuộc
phân phái.
- / Trong mấy
trăm năm đầu hình thành giáo hội,
thì việc
ghi chép lại giáo lý chưa
được
tiến
hành. Giáo lý chỉ được
truyền
miệng
và đọc
tụng
bằng
trí nhớ
và thiếu
hệ
thống
ghi chép chặt chẽ.
Kinh văn chỉ nhớ,
hiểu
và đọc
nên sẽ
không giống
nhau.
- / Trong giáo hội
xảy
ra lòng tham một số
cá nhân đã tìm cách giành quyền lãnh đạo
cũng là nguyên nhân gây chia rẽ và phân phái.
Theo
những
nguyên tắc
ấy,
về
mặt
tổng
quan các tông phái của đạo
Phật
sẽ
không hề
có sự
khác biệt
mâu thuẫn
nhau, mà ngược lại
còn mang tính bổ sung cho nhau để
làm cho giáo lý đạo Phật
được
truyền
dạy
ra khắp
nơi
một
cách hiệu
quả
nhất,
đến
với
nhiều
người
nhất
và là tôn giáo ít bạo động
nhất.
Hơn
2500 lịch
sử,
Phật
giáo đã chứng minh rằng
đây là một
tôn giáo của hòa bình.
II./ CÁC TÔNG PHÁI
CHÍNH CỦA
PHẬT
GIÁO VIỆT
NAM:
1./ Thiền
Tông:
Tổ
Bồ
Đề
Đạt
Ma là vị
Tổ
thứ
28 truyền
thừa
từ
đệ
nhất
Tổ
Ca Diếp.
Từ
Ấn
Độ
sang Trung Hoa hoằng dương
chánh pháp, Ngài trở
thành đệ
nhất
Tổ
Thiền
Tông Trung Hoa.
Nhiều
thiền
sư
đã sang Việt
Nam truyền
bá thiền
tông thời
xưa
như:
Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo
Đường,
Nguyên Thiều (từ
Trung Hoa sang Đồng Nai rồi
lần
ra Bình Định, Huế
truyền
bá Thiền
Tông), Liễu Quán Thiệt
Diệu.
Ở
nước
ngoài, có thiền sư
Nhất
Hạnh
rất
nổi
tiếng
trong cộng
đồng
người
Việt
ở
hải
ngoại
và người
ngoại
quốc.
Thiền
sư
Nhất
Hạnh
có du học
ở
Mỹ,
vào thập
niên 60 thiền sư
lập
dòng tu "Tiếp Hiện".
Ngài là giám đốc Trường
Thanh Niên Phụng Sự
Xã Hội,
thuộc
viện
Đại
Học
Vạn
Hạnh.
Ngài còn là một nhà văn lớn,
hoạt
động
chống
chiến
tranh và hòa bình ở Việt
Nam đã được
nhà lãnh tụ của
Mỹ,
Martin Luther king, Jr. đề nghị
giải
Nobel về
Hoà Bình. Thiền của
ngài thuộc
Như
Lai Thiền.
Ở trong
nước
có thiền
sư
Thanh Từ,
thuộc
đoàn Như
Lai sứ
giả
của
Giáo Hội
tăng già Nam Việt, đi thuyết
pháp khắp
các tỉnh
thành. Thiền sư
Thanh Từ
chuyên giảng dạy
về
thiền,
Ngài đã lập ra những
tu viện
như:
Chơn
Không, Thường
Chiếu,
Linh Chiếu...
Thiền
của
Ngài có khuynh hướng Tổ
sư
Thiền.
Cả
hai vị
thiền
sư
Nhất
Hạnh
và Thanh Từ, thời
thập
niên 50 và 60 đều có ở
chùa Ấn
Quang, và có am thất ở
vùng Bảo
Lộc,
tỉnh
Lâm Đồng.
2./ Tịnh
Độ
Tông:
Là
một
tông phái lấy pháp môn niệm
danh hiệu
A Di Đà, để cầu
được
vãng sanh về Tây Phương
Cực
Lạc
do Đức
Phật
A Di Đà là Giáo Chủ. Tông này lấy
Kinh Vô Lượng Thọ,
Quán Vô Lượng Thọ,
và Tiểu
Bản
A Di Đà làm căn bản.
Ngài
Tuệ
Viễn
(334-416) là đệ nhất
Tổ
Tịnh
Độ
Tông Trung Hoa, tại Lư
Sơn
ngài dựng
chùa Đông Lâm và trụ trỉ
ròng rã 30 năm không hề xuống
núi, nơi
đây ngài lập
ra hội
Niệm
Phật
gọi
là Bạch
Liên Xã, có 123 người, trong đó có 18 vị
gọi
là "Đông Lâm Thập Bát Hiền".
Ở
miền
Nam, có cư sĩ Minh Trí thành lập
"Tịnh
Độ
Cư
Sĩ Phật
Hội
Việt
Nam". Tổ đình đặt
tại
Minh Hưng
Tự
số
101 đường
Lý Chiêu Hoàng, quận 6, thành phố
Sài Gòn (Hồ Chí Minh ngày nay), xây cất
năm 1934. Hội này chọn
phương
pháp Phước
Huệ
song tu lấy pháp môn niệm
Phật
làm căn bản. Mỗi
chùa thuộc
hội
đều
có một
phòng thuốc Nam để
hốt
thuốc
chữa
bệnh
miển
phí cho đồng bào. Ngài Minh Trí được
tôn xưng
là Giáo chủ
Tịnh
Độ
Cư
Sỉ
Phật
Hội
Việt
Nam.
Năm
1955, chư
Hòa Thượng
Chơn
Mỹ
(trụ
trì chùa Giác Hải Phú Lâm, Chợ
Lớn)
cùng Hòa Thượng Chơn
Minh (trụ
trì chùa Giác Chơn, Chợ
Lớn)
cùng ông Lý Trung Hiếu (Đốc
công, Sở
Công Chánh Sài Gòn) đã thành lập Giáo Hội
Tịnh
Độ
Tông Việt
Nam, trụ
sở
đặt
tại
chùa Giác Hải, sau dời
về
Liên Tông Tự, 145 đường
Đề
Thám, quận
I, thành phố Sài Gòn ( Hồ
Chí Minh ngày nay).
Các
chùa thuộc
hệ
phái Non Bồng của
Hòa Thượng
Thích Thiện Phước,
ở
tổ
đình Linh Sơn Cổ
Tự
trên núi Dinh, gần Thị
Trấn
Bà Rịa,
cũng thuộc
giáo hội
Tịnh
Độ
Tông này, Hòa Thượng Thiện
Phước
đã viên tịch năm 1986, nay do ni sư
Huệ
Giác thống
lãnh Tăng, Ni của gần
50 ngôi chùa khắp Miền
Nam và Nam Trung Phần.
Tông
môn này thực hành theo pháp môn Niệm
Phật.
Ngoài những
thời
công phu, chấp tác, vào 11 giờ
đêm đều
dành riêng một thời
niệm
Phật
A Di Đà.
Chùa
Nhất
Nguyên Bửu
Tự
ở
Xã Vĩnh Phú (Lái Thiêu), huyện Thuận
An, tỉnh
Sông Bé ( Bình Dương ngày nay), thì hàng năm đều
có tổ
chức
Khóa Bá Nhật Niệm
Phật
(100 ngày đêm liên tục niệm
Phật,
khai kinh vào đêm mồng 7 tháng 8 và hoàn
kinh vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11,
nhằm
ngày vía Đức A Di Đà Phật).
Mỗi
năm phật
tử
từ
Biên Hòa, Bình Dương, Tân An, Mỹ
Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long,
Long Xuyên... đều về
đây tham gia khóa Niệm Phật.
Quan
Âm tu viện,
ở
phường
Bửu
Hòa (gần
Cầu
Hang, Biên Hòa), thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng
Nai, do ni sư Huệ
Giác làm viện chủ.
Tịnh
Độ
Tông ngày nay có lẽ hệ
phái Non Bồng, là một
hệ
phái lớn
nhất
có nhiều
chùa từ
miền
Tây, miền
Đông và miền Trung Việt
Nam.
3./ Mật
Tông:
Là
một
tông phái đặc biệt,
do ba vị
đại
học
giả
của
Mật
giáo là Thiện Vô Úy, Kim Cương
Trí, và Bất
Không đem Mật giáo từ
Ấn
Độ
truyền
sang Trung Hoa gọi là Mật
Tông hay Chơn Ngôn Tông.
Mật
Tông có "tam mật", nêu về
ý thú thực
tiễn
tu hành, khi tu tới Tam Mật
Tương
Ứng
với
nhau, tức
là "Tức thân thành Phật",
nghĩa là tay thì kiết ấn
"Thân mật", miệng
đọc
chú "Khẩu mật",
ý trụ
Tam ma địa
"Ý mật".
Ở
Huế
có Mật
tông lưu
truyền,
thập
niên 60, Hội Phật
Học
Nam Việt
có thỉnh
chư
Tăng từ
Huế
vào chùa Xá Lợi làm lễ
Trai Đàn Cứu Tế,
những
vị
Tăng nầy
đã hành lễ theo nghi thức
Mật
Tông Trung Hoa.
4./ Phật
giáo Nguyên Thủy:
Phật
giáo Nguyên Thủy tức
là Giáo Phái Tiểu Thừa,
kinh điển
theo Pali tạng, ăn mặn
mỗi
ngày một
bữa
ăn vào giờ Ngọ
(12 giờ
trưa)
cũng tụng
kinh và ngồi thiền.
Phái
này do Hòa Thượng Hộ
Tông lập
ra, ngài tục danh là Lê văn Giảng,
sanh năm 1893 tại làng Tân An, quận
Tân Châu, tỉnh Châu Đốc,
ngài có bằng Bác sĩ thú y và lập
nghiệp
tại
Kampuchea. Năm 1936, ngài quyết chí thực
hành Lục
Độ
Ba La Mật.
Ngài bỏ
tiền
ra xây trường học
để
dạy
tiếng
Pali, cất
một
ngôi chùa ở Kampuchea để
cho Việt
kiều
có nơi
thọ
Bát quán trai.
Đến
năm 1939, theo lời thỉnh
cầu
của
cư
sĩ kỹ
sư
Nguyễn
văn Hiếu,
Ngài Hộ
Tông về
Tịnh
Xá ở
Gò Dưa,
Thủ
Đức
mở
đạo.
Năm
1949 ngài Hộ Tông cùng ông Nguyẽn
văn Hiếu
đứng
ra xây chùa Kỳ Viên Tự - Jetavana Vihara, số
610 đường
Nguyễn
Đình Chiểu,
quận
3, thành phố Sai Gon.
Năm
1958 Giáo Hội Phật
Giáo Nguyên Thủy được
thành lập,
ngài Hộ
Tông giữ
chức
Tăng Thống
đầu
tiên đến
năm 1974.
Gíáo
Hội
Phật
giáo Nguyên Thủy và Hội
Phật
giáo Nguyên Thủy đều
có tham gia thành lập Giáo Hội
Phật
giáo Việt
Nam Thống
Nhất
vào ngày 20 tháng 11 năm 1963 tại chùa Xá Lợi
Sai Gòn.
5./ Giáo Phái Khất
Sĩ:
Giáo
phái này do Tổ Sư
Minh Đăng Quang thành lập.
Tổ
sư
thế
danh là Nguyễn Thành Đạt
tự
Lý Huờn,
sanh ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (nhằm
4-11-1923) tại làng Phú Hậu,
tổng
Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long. Mùa Xuân năm 1944, Ngài ở
Hà Tiên tham thiền, thâm nhập
lý pháp. Đến rằm
tháng Bảy
năm này chủ chùa Linh Bửu
Tự
làng Phú Mỹ, tỉnh
Mỹ
Tho, thỉnh
ngài về
trụ
trì, Ngài khai đạo từ
đó.
Theo
tôn chỉ
của
giáo phái này, người Du Tăng khất
sĩ: Với
bộ
áo vàng choàng một bên, đầu
đội
trời,
chân đạp
đất,
trong người
không giữ
tiền
bạc,
tay bưng
bỉnh
bát, nhà sư đi khắp
nẽo
đường
đất
nước
hành đạo,
hóa duyên.
Năm
1966, Giáo Hội tăng Gìa Khất
Sĩ Việt
Nam được
thành lập,
có pháp viện Minh Đăng Quang ở
ngã ba Cát Lái, xa lộ Biên Hòa. Hội
đồng
lãnh đạo
trung ương
gồm
Viện
Chỉ
Đạo
do Thượng
Tọa
Giác Nhiên làm Tổng Trị
Sự.
6./ Phật
Giáo Hòa Hảo:
Tông
phái này do Đức Huỳnh Giáo Chủ
khai sáng, Ngài tên thật là Huỳnh Phú Sổ,
sinh năm Kỷ Mùi 1919, tại
làng Hòa Hảo, quận
Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc.
Phật
giáo Hòa Hảo truyền
bá phật
giáo trong giới nông dân, tu tại
gia, có tôn chỉ "Học
Phật,
Tu Nhân", thực hành tứ
ân: Ân Tổ
tiên cha mẹ; Ân Đất
Nước;
Ân Tam Bảo;
Ân Đồng
Bào Nhân loại. Triệt
để
bài trừ
mê tính như đốt vàng mã, thầy
bùa, thầy
pháp ... không cất chùa mới,
chỉ
cất
Độc
Giảng
đường
để
ngày rằm,
mồng
một,
tín đồ
đọc
Sấm
giảng,
đó là những
lời
răn dạy,
khuyến
tu của
Ngài theo thể văn vần.
Tín
đồ
Phật
giáo Hòa Hảo cũng quy y tam bảo,
giữ
ngũ giới,
ăn tứ
trai, thập
trai và trường trai, đàn ông để
búi tóc và râu, trong nhà có một bàn thờ
Cửu
Huyền
thất
tổ,
bên trên là tấm trần
điều,
tượng
trưng
cho tịnh
độ,
ngoài sân có bàn thờ thông thiên.
Nguồn sưu tầm sách phật giáo!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét