Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM NGÀY TẾT

ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM NGÀY TẾT 



Chào bạn.

~ Văn hóa Phật giáo đã trở thành những yếu tố không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Từ mâm ngũ quả, hai cây mía (gậy ông bà, ông vải), dựng cây Nêu để biểu thị lãnh thổ được đức Phật bảo vệ...

~ Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động càng không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Việc đi lễ chùa đầu năm còn có ý nghĩa để cầu an, giải hạn đầu năm.

~ Trước đây, người dân thường đi chùa từ ngày 1 - 6 Tết âm lịch, nhưng hiện nay việc đi lễ chùa ngày Tết đề giải hạn đầu năm có khi kéo dài đến hết Rằm tháng Giêng. Sau Rằm tháng Giêng thì hành hương bình thường. Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy là 2 lễ quan trọng với người Việt. Tháng Giêng đối với người Việt là thiêng liêng nhất nên ông bà nhắc nhở phải đi chùa để cầu bình an, giải hạn đầu năm. 

~ Dù đi làm ăn ở đâu xa, tết trở về làng mình, thắp nén nhang trước mộ tổ tiên, viếng thăm ngôi chùa làng nhỏ bé, nhưng gần gũi và thiêng liêng. Chùa làng không phải chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là chỗ để mỗi con người lắng lại lòng mình với những ý nghĩ tốt lành.

~ Một năm mới, người ta đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật. Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều vị tổ khác đã từng nói rằng, Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính. Phật không phải ngoại cầu, mà tìm ở trong chính bản thân mình. Cho nên, đi lễ chùa chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.

~ Ngày nay, người Việt đến lễ chùa ngay trong đêm giao thừa và tất cả những ngày trong Tết. Không câu nệ cứ phải là ngày tốt nhất. Người dân cứ nghe nói chùa nào thiêng, chùa nào nổi tiếng thì nô nức đến thắp hương.

~ Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp này người ta thường xin quẻ đầu năm. 

~ Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của trời đất phật thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá sum suê, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.



~ Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. 

@ Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc, có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn. 

@ Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ công ở nhà. 

@ Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin phật thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nắm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nắm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

@ Khi đến dâng hương ở các chùa đầu năm để cầu an, giải hạn đầu năm thì chỉ sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

@ Khi đi lễ chùa để giải hạn đầu năm thì không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có lễ này thì bạn đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.



@ Không nên vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy... tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. 

@ Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

@ Tránh suy nghĩ lệch lạc khi hành lễ với quan niệm: Lễ càng nhiều, phật phù hộ càng nhiều. 

@ Khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che trở, bảo vệ. Khi vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

- Về trang phục khi đi chùa: 


Bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần sóc, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

- Về xưng hô khi đi chùa: 


Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy cũng có nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.



- Về cách đi ra vào tham quan chùa: 


* Bắt đầu vào chùa đi lễ giải hạn đầu năm khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, bạn có thể gặp sư trụ trì, vì Chùa do sư trụ trì cai quản. Ngoài ra còn có sư, tăng, ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu.

* Khi vào chùa phải theo lệ:

“Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư
Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”.

Nghĩa là:

“Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư
Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”.

- Về 5 bước hành lễ khi đi chùa cầu bình an giải hạn đầu năm: 


1. Đặt lễ vật khi giải hạn đầu năm: Thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Tiếp đến đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau đó thì đi thắp hương ở tất cả các bàn thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu yên giải hạn đầu năm theo ý nguyện.

4. Tiếp theo thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ giải hạn đầu năm, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.



Địa chỉ một số chùa lớn tại Tp Hồ Chí Minh:


1. Chùa Khải Tường:

Chùa Khải Tường là một ngôi cổ tự, trước đây tọa lạc trên một gò cao tại ấp Tân Lộc, thuộc Gia Định xưa.

2. Chùa Hoằng Pháp:

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 6ha tại Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

3. Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi không chỉ được biết đến với kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp mà còn khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

Chùa Xá Lợi Nổi tiếng không chỉ vì nó là ngôi chùa đẹp, đồ sộ nằm giữa trung tâm thành phố mà còn vì sự linh thiêng mà nhiều người biết đến. Chùa Chùa Xá Lợi còn có nhiều sinh hoạt cộng đồng độc đáo ít nơi có được. Bởi thế, Chùa Xá Lợi từ lâu nó là nơi mà người dân thành phố tìm đến, gửi gắm nỗi lòng, để tìm sự thanh tịnh và niềm tin cuộc sống.

Ấn tượng đầu tiên khi đến Chùa Xá Lợi không nằm ở kiến trúc đồ sộ của chùa Xá Lợi mà nằm ở khung cảnh yên tĩnh, thanh thoát. Chùa Chùa Xá Lợi rất đông người nhưng tuyệt đối trật tự, từ tăng ni phật tử đến người ngoài mỗi người một việc riêng, trong im lặng. Chỉ có tiếng kinh mõ thi thoảng vọng về, như tô điểm cho không gian linh thiêng thêm ấn tượng.

4. Chùa Ấn Quang

Chùa tọa lạc ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.Vào năm 1948, Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào lập ngôi chùa nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên Ứng Quang.

5. Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bửu Long còn có tên là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long. Chùa Bửu Long có khuôn viên rộng hơn 11ha, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Kiến trúc chùa Bửu Long theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo, bao gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

Đặc biệt, chùa Bửu Long có Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000m², cao 70m. Đây là một kiến trúc vừa hoành tráng, hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

6. Chùa Vạn Đức

Chùa Vạn Đức có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến cúng. Sau khi tiếp nhận, Hòa thượng đã xây dựng lại thành chùa và đặt hiệu là “Vạn Đức tự”.

7. Chùa Giác Lâm  – Ngôi chùa “ lớn tuổi” nhất Sài Gòn

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay.

Giác Lâm Là một ngôi chùa cổ và nổi tiếng ở TP HCM, chùa Giác Lâm (quận 11) có rất đông du khách viếng thăm. Kiến trúc của ngôi chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu ở miền Nam, theo kiểu chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái với bốn cột chính gọi là tứ trụ.

Toàn cảnh chùa Giác Lâm khá rộng và yên ắng rất thích hợp cho phật tử, du khách hành hương. Đến đây du khách có thể tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc, điêu khắc mà ngôi chùa vẫn còn lưu giữ đến ngày hôm nay.

Địa chỉ Chùa Giác Lâm dành cho bạn:
118 Lạc Long Quân – Phường 10 – Quận Tân Bình – Tp.HCM

8. Chùa Long Huê

Chùa tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

9. Việt Nam Quốc Tự

Trong một không gian thanh tịnh, với những cây cổ thụ đổ bóng mát quanh năm, Việt Nam Quốc Tự là một công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa lịch sử. Ngôi chùa được biết đến với lối kiến trúc đậm bản sắc văn hóa Việt, nổi tiếng ở TP HCM, hàng ngày rất đông du khách và phật tử đến tham quan, chiêm bái.

Địa chỉ Việt Nam Quốc Tự dành cho bạn:
244 Đường 3/2 – Phường 12 – Quận 10 – Tp.HCM

10. Chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi có tháp đá cao và công phu nhất Việt Nam

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Sài Gòn. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

Ngoài ra chùa Chùa Vĩnh Nghiêm còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14m được khánh thành vào năm 2003. Tháp Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý – Trần.

Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm dành cho bạn:
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM

11. Chùa Ngọc Hoàng

Trước kia Chùa Ngọc Hoàng được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi Chùa Ngọc Hoàng mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm.

Bước chân vào Chùa Ngọc Hoàng du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.

12. Chùa Nam thiên đệ nhất trụ - Chùa Một Cột

Ngoài Chùa Một Cột cực kì nổi tiếng ở Hà Nội, TPHCM quận Thủ Đức cũng có một nơi tương tự. Đó chính là "Nam Thiên nhất trụ" gọi nôm na là chùa Một Cột ở miền Nam, do hòa thượng Thích Trí Dũng dựng vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ hay chùa Một Cột ở miền Nam, do hòa thượng Thích Trí Dũng xây dựng vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977. Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc. Cách bố trí chùa Một Cột thờ phụng cho đến những  đường nét hoa văn tinh xảo của chùa đều mang kiến trúc và kiểu dáng chùa Diên Hựu đời nhà Lý thế kỉ XI nhưng thấp và nhỏ hơn.

Nhìn từ cổng tam quan, Nam Thiên Nhất Trụ được dựng giữa lòng hồ Long Nhãn, với hoa sen dập dìu trên sóng nước, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo không gian thanh tịnh. Chùa chùa Một Cột được xây dựng với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng, đồng thời, cũng là nơi thỏa lòng thương nhớ của những người con xứ Bắc xa quê. Hơn nữa, đến đây bạn còn có thể chiêm ngưỡng tượng Đức Địa Tạng nặng 61 kg được đúc bằng kim loại quý.

Địa chỉ chùa Một Cột dành cho bạn:
100 Đặng Văn Bi – Phường Bình Thọ – Quận Thủ Đức – Tp.HCM

13. Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi có kiến trúc, cảnh quan đẹp và tháp chuông cao nhất Việt Nam. Tháp gồm 7 tầng, cao 32m, được khánh thành năm 1961 và đặc biệt tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn. Chùa Xá Lợi được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam.

Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường. Ngoài ra, chùa Xá Lợi cũng khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

Địa chỉ Xá Lợi dành cho bạn:
89 Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM

14. Chùa Vạn Đức

Chùa Vạn Đức là ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất hiện nay, 43,5 m, nhìn từ xa trông giống như một ngọn tháp chín tầng và hai tháp nhỏ năm tầng, bên trong có hai tầng chính. Tầng trên của chùa Vạn Đức là nội điện thờ tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật, xung quanh có bốn lớp lan can giống như những tầng mây trắng và mỗi vì sao là những ô cửa gió có hình chữ “Phật”.

Ngoài ra, chùa Vạn Đức còn có bức phù điêu cội bồ đề được đắp bằng xi-măng trên vách, xung quanh có tạc hình các vị thần Hộ pháp... Phải mất 2 năm để hơn 60 người thợ xây hoàn thành công trình này. Bên cạnh giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình chùa Vạn Đức còn là kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình của kiến trúc hiện đại.

Địa chỉ Vạn Đức dành cho bạn:
23/4 Tô Ngọc Vân – Phường Tam Phú – Quận Thủ Đức – Tp.HCM



Địa chỉ  một số chùa lớn tại Tp Hà Nội:


1. Chùa Nhổn

Chùa Nhổn có tên chữ là Càn Phúc Tự. Kiến trúc của chùa bao gồm tiền đường, thượng điện, nhà tổ, nhà hậu, Chùa Nhổn ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Chùa có tên chữ là Càn Phúc tự.

2. Chùa Hưng Ký

Chùa Hưng Ký xây dựng năm 1938. Nét nổi bật của chùa là sử dụng lối trang trí bằng những mảnh sành, sứ đủ màu sắc để ghép chữ, hoa, quả, hình người, ngựa, nhân vật Lưu, Quan, Trương trong "Tam quốc chí" tiểu thuyết Trung Quốc để gắn lên tường, và chữ trên câu đối ở tường chùa, đền.

3. Chùa Hà

Nổi tiếng là ngôi chùa cầu tình duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên được vẹn tròn, Đó là lý do nếu ở các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú. Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.  

4. Chùa Am Cửa Bắc

Khuôn viên chùa hiện giờ tuy rất khiêm tốn, những hiện vật ít ỏi nhưng vẫn còn sót lại 03 tấm bia đá vô giá thuộc các đời Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân...

5. Chùa Tự Khánh

Chùa có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

6. Chùa Tứ Kỳ

Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay.

7. Chùa Thiền Quang

Chùa Thiền Quang nằm trên phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

8. Chùa Một Cột

Ở thời Lý, chùa của triều đình được dựng ở nhiều nơi. Sử sách cho biết ở trên đất kinh đô có rất nhiều chùa do triều đình dựng từ thời Lý Công Uẩn. Song, trong đó một kiến trúc độc nhất vô nhị, đó là chùa Một Cột.

9. Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chùa Bồ Đề là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.

10. Chùa Bát Tháp

Vạn Bảo là hòn núi thấp của khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long và nơi đây cũng là một trong 13 trại, tương truyền được tạo lập từ thời Lý...

11. Chùa Hòe Nhai

Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

12. Chùa Cầu Đông

Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225)

13. Chùa Thần Quang

Chùa Thần Quang thường được gọi là chùa Ngũ Xã. Chùa được xây dựng vào thời hậu Lê, giữa thế kỷ XVIII. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Minh Không, tục truyền Thiền sư Minh Không là vị tổ nghề đúc đồng.

14. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Nam của Hồ Tây, là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Ba Đình Hà Nội. 

Nổi tiếng linh thiêng chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Ngày nay Chùa Trấn Quốc lại càng tấp nập những du khách, phật tử đễn lễ chùa và cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình mình, đặc biệt trong dịp đầu xuân.

15. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử về Chùa Quán Sứ để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong. 

Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

16. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc. 

Bên cạnh đó Phủ Tây Hồ còn sở hữu vị trí rất đẹp, ngay sát Hồ Tây vì thế đây trong những ngày đầu năm, nơi đây đông nghẹt người ở khắp nơi đã đổ về đây để đi lễ, xin lộc đầu năm. 

17. Đền Quán Thánh

Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh, từ xưa đã nổi danh trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ. Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Thăng Long.

Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội. 

Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

18. Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. 

Kiến trúc của chùa Kim Liên mang dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa Kim Liên được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn...  Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong.

Bố cục của chùa Kim Liên bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Tam quan với toàn bộ kết cấu có mái che được đỡ từ các thân cột. Từ giữa các thân cột, những con rường vươn dài tạo nên bộ vì nóc đỡ mái. 

Cổng tam quan của Chùa Kim Liên là một kiến trúc độc đáo với hai tầng, 8 mái bằng gỗ mang màu sắc cung đình, với những bức chạm nổi trên mặt gỗ hình rồng hoa văn cực kỳ tinh xảo. 

Bộ mái lợp ngói vảy cá nhiều tầng, ở giữa đột ngột vươn cao như bông sen tỏa nở trên mặt nước Tây Hồ. 

Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh, vừa trang nghiêm, vừa lộng lẫy, lại hòa nhập vào cây xanh, nước biếc xung quanh. Phía trong tam quan có đặt 2 tấm bia đá. 

19. Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và khu vực hồ Hoàn Kiếm là điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi tới Thủ đô Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn là nơi linh thiêng, khi xưa các sĩ tử Bắc Hà đến cầu xin việc học hành. 
Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1980.

20. Văn Miếu - Quốc Tử Giám  

Được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam với kiến trúc cổ tuyệt đẹp. 

Vào ngày đầu năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút rất đông người dân và du khách đến trước là lễ đầu năm, xin may mắn trong học hành, thi cử, sau là để tham quan du xuân. 

Quốc là Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. 

Ngày nay, phố ông đồ được tổ chức ở khu vực này vào ngày Tết cũng là một lý do thu hút thêm nhiều du khách đến đây trong dịp đầu năm.

21. Tổ đình Phúc Khánh  

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. 

Chùa Phúc Khánh được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại bởi nhà sư Chiếu Liên và đô đốc quân Tây Sơn là Trần Văn Lễ. Sau này, chùa Phúc Khánh còn được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Lịch sử của ngôi chùa Phúc Khánh gắn liền với sự kiện lịch sử Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Tương truyền, nhà chùa là nơi ẩn mình của một trong những cánh quân của Quang Trung Nguyễn Huệ, giúp tạo nên sự bất ngờ, thần tốc trong chiến dịch, phá tan quân xâm lược trong chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm xưa. Vị tướng quân nhớ tới công đức của nhà chùa nên đã góp phần cải tạo, xây dựng chùa Phúc Khánh sau đó.

22. Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá  là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. 

Tuy Bà Đá chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. 
Hiện nay chùa Bà Đá là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Rất nhiều người dân Hà Nội có thói quen đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.

23. Bia Bà La Khê

Đình La Khê hay là Đình Bia Bà là di tích văn hóa ở làng La Khê, Phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Cụm di tích này bao gồm Đình La Khê và chùa Diên Khánh.

Bia Bà La Khê là ngôi đình được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 17 và được tu bổ lớn trong thế kỷ 18. Theo truyền thuyết, Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa (gọi là nhị vị đại vương) có công giúp dân trừ ác và có nước để cày cấy, chăn nuôi để vùng đất này trở nên trù phú. 

Bia Bà La Khê rất linh thiêng nên hằng ngày có nhiều khách thập phương đến lễ cầu lộc. Vào đêm giao thừa thì đình Bia Bà rất đông người do người dân ở các quận nội thành Hà nội và người dân quận Hà đông đến lễ và xin lộc vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Ngoài ra còn có các di tích và địa điểm để tham quan như chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Hương và Làng cổ Đường Lâm, Khu Di tích Cổ Loa, di tích Nhà tù Hỏa Lò, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, chùa Tây Phương; các di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò.

Cuối cùng chúc bạn và gia đình cầu chúc và sẽ được nhiều mai mắn hơn trong năm mới!

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Mr. Trương Lam Sơn

0918 407070

***********


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US