KHÁI NIỆM NĂM UẨN THEO ĐẠO PHẬT
(Ngũ uẩn)
Đức Phật khuyên dạy mọi người hãy trở thành kẻ hiền trí dập tắt ngọn lửa tham - sân - si, thành tựu trí tuệ và đoạn diệt khổ đau. Con người và thế giới mà chúng ta đang sống, quá bao la, thiên hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ, vô tận. Đạo Phật hệ thống hóa, khái quát hóa những phức tạp thành những lãnh vực có thể nắm bắt được đó là Uẩn, Xứ, Giới – bao gồm 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới.
ĐỊNH NGHĨA
NĂM UẨN:
Ngũ uẩn (五蘊; pañca-skandha), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Hay nói cách khác về ngủ uẩn, con người là một hợp thể của năm yếu tố, gồm có: Sắc uẩn (Rùpa); Thọ uẩn (Vedanà); Tưởng uẩn (Sãnnã);
Hành uẩn (Sankhàra); Thức uẩn (Vinãna).
1./ Sắc uẩn (Rùpa-khandha):
Sắc uẩn (色) là yếu tố vật chất bao gồm vật lý - sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là Địa (chất rắn), Thủy (chất lỏng), Hỏa (nhiệt độ), Phong (chất khí). Chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn) bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, do Tứ đại chủng tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần (bao gồm các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm) để hình thành nên sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).
Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc khác như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí... tức là mối tương hệ bất khả phân ly
giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh...
2./ Thọ uẩn (Vedanà-khandha):
Thọ uẩn (受), tức là toàn
bộ các cảm giác do sự tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh ra thọ, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
Có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý. Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác; cảm giác có ba loại: một là cảm giác khổ, hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm giác không vui không khổ.
- Cảm giác khổ là một loại cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý, nó kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa...
- Cảm giác vui
sướng là một loại cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khởi khi ta tiếp xúc với một đối tượng thích ý, nó tạo cho ta niềm vui, sung sướng xích lại gần...
- Cảm giác
trung tính không khổ không vui, nó không tạo cho ta cảm giác khó chịu hay dễ chịu, nó
không tạo ra một lực hút hay lực đẩy nào.
3./ Tưởng uẩn (Sãnnã-khandha):
Tưởng uẩn (想) Là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia. Đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc tiền chiến...
Khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức...
4./ Hành uẩn (Sankhàra-khandha):
Hành uẩn (行), Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định, chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác, là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh.
5./ Thức uẩn (Vinnãna-khandha):
Thức uẩn (識) là có khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận biết sự có mặt của đối tượng, là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi...
Thức là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Thức có sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương; thọ, tưởng, hành là Tâm sở.
Năm uẩn là các khía cạnh khác nhau của một thể thống nhất là con người, là hợp thể của yếu tố sinh lý, vật lý, tâm lý để làm nổi bật tính vô ngã, biến động, bất an và duyên sinh của con người và vũ trụ. Thể thống nhất ấy mới nhìn qua tưởng như độc lập, bất biến được điều khiển bởi một chủ thể, nhưng thật ra chúng chỉ là một hợp thể vô ngã, vô thường và rất tạm bợ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét