ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
TẤT ĐẠT
ĐA CỒ
ĐÀM HAY - SĨ ĐẠT TA CỒ
ĐÀM
LỊCH
SỬ
VÀ HUYỀN
THOẠI.
v Đức
Phật
Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch.
Ngài nhập
Niết
Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước
Tây Lịch.
624 năm sau, Tây Phương mới
bắt
đầu
chọn
năm sinh của Đức
Chúa Jesus Christ làm khởi điểm
cho Dương
lịch.
Như
vậy
tính đến
nay là năm 2019 thì Đức Phật
đã ra đời
được
2,643 năm và đã nhập Niết
Bàn được
2,563 năm.
v Việt
Nam và một
số
quốc
gia Châu Á như Nhật
Bản,
Trung Hoa, Triều Tiên ... làm Lễ
Phật
Đản
vào ngày mồng 8 tháng 4 Âm Lịch,
Ngày mồng
Tám tháng Tư đã lưu
truyền
trở
thành phong tục tập
quán cổ
truyền
kể
cả
người
không theo Phật giáo.
v Trong
kỳ Đại
lễ
kỷ
niệm
Phật
Giáo Thế
Giới
tổ
chức
tại
Tích Lan năm 1954-1956, Hội Liên Hữu
Phật
Giáo Thế
Giới
- The World Fellowship of Buddhists đã quyết
định
lấy
ngày 15 tháng 4 Âm lịch làm ngày kỷ
niệm
Đức
Phật
Đản
Sanh.
v Đức
Phật
Thích Ca Mâu Ni đã để lại
một
kho tàng văn hoá Phật học
vĩ đại
gồm
12,601 bài pháp thoại trong suốt
45 năm hoằng hoá. Đến
nay vẫn
còn được
dân gian trên thế giới
kể
cả
những
người
theo đạo
Phật
và những
người
không theo đạo Phật
nghiên cứu
và học
hỏi.
I./
TIỂU
SỬ
TÓM TẮT
ĐỨC
PHẬT
THÍCH CA MÂU NI:
- v Đức
Thích Ca Mâu Ni, có tên Siddhārtha Gautama, phiên âm tiếng
Việt
là Tất-đạt-đa
Cồ-đàm,
Cù-đàm, hay Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm,
Cù-đàm, hay Lý-đa-tha Cồ-đàm, Cù-đàm (phiên
âm Hán Việt từ
tiếng
Phạn:
悉達多 瞿曇).
- v Các
tín đồ
đạo
Phật
tôn xưng
là Shakyamuni - Thích Ca Mâu Ni, phiên âm Hán Việt
từ
tiếng
Phạn:
释迦牟尼,
nghĩa là Bậc trí giả
của
dòng dõi Thích-ca. Hay gọi đơn
giản
là Phật,
phiên âm Hán Việt từ
tiếng
Phạn:
佛. Ngài là một
nhân vật
có thật
vừa
là Thái tử, triết
gia, học
giả,
người
sáng lập
Phật
giáo.
- v Ngoài
tên gọi
“Phật”
trong tiếng
Việt,
còn được
gọi
là “Bụt”,
"Bụt-đà"
hay "Bụt-đà-da". “Phật”
được
sử
dụng
phổ
biến
hơn
“Bụt”,
và có nguồn gốc từ "Buddha"
hay còn gọi là "Buddhaya" có nghĩa là
"thức
tỉnh"
hay "giác ngộ".
- v Cha: Đức Vua Tịnh Phạn nước Ca-Tỳ-La-Vệ (Bắc Ấn Độ).
- v Mẹ:
Hoàng hậu
Mahãmaya (băng hà sau khi sanh Thái tử
7 ngày).
- v Mẹ
kế:
Vương
phi Mahã Pajãpati Gotami (là dì ruột
nuôi Thái tử cho đến
khi khôn lớn).
- v Ngày
sanh: Rằm
tháng 4 Âm lịch tại
vườn
Lâm Tỳ Ni, nước Nepal.
- v Thành
hôn với
công chúa Da-Du-Đa-La: Năm 16 tuổi.
- v Đến
29 tuổi
có con đầu
lòng là: La-Hầu-La.
- v Bỏ
hoàng cung xuất gia: Ngày 8 tháng 2, vào năm 29 tuổi.
- v Thành
đạo:
Ngày 8 tháng 12. Năm 35 tuổi tại
Buddha Gaya, Ấn Độ.
- v Hoằng
pháp: 45 năm.
- v Nhập
Niết
Bàn: Rằm
tháng 2, thọ 80 tuổi
tại
Kusinãrã, Ấn Độ.
II./
LỊCH
SỬ
VÀ HUYỀN
THOẠI
TẤT
ĐẠT
ĐA CỒ
ĐÀM:
v Ngày
xưa
tại
đất
nước
Ấn
Độ
có Hoàng Hậu Maya là một
người
đạo
đức
và tràn ngập lòng từ
bi. Bà là vợ của
vua Tịnh
Phạn
thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Bà đã lớn
tuổi
rồi
mà chưa
có con. Một
ngày kia vào buổi trưa,
Đức
Hoàng hậu
đang nằm
nghỉ
ngơi
thì rơi
vào giấc
mộng,
bà thấy
4 vị
thiên thần
nâng 4 góc giường bay thẳng
lên đỉnh
núi Hy-Mã-Lạp-Sơn.
Nơi
đây có một
con voi trắng 6 ngà từ
trên trời
bay xuống
và chui vào hông phải của
bà. Hoàng hậu giựt
mình tỉnh
giấc,
cảm
thấy
trong người
mát mẻ
dễ
chịu,
tinh thần
sảng
khoái. Ngay lúc đó là lúc Hoàng hậu
đã có thai.
v Theo
phong tục
Ấn
Độ,
người
phụ
nữ
khi mang thai phải về
quê cha mẹ của
mình để
sanh nở.
Hoàng hậu
Maya cũng không ra khỏi tập
tục
đó. Gần
ngày khai hoa nở nhụy,
trên đường
về
quê cha mẹ, đến
vườn
Lâm Tỳ Ni ở ngay biên giới
của
hai nước
Kosola - Nepal và Ca-Tỳ-La-Vệ - Bắc
Ấn
Độ.
Hoàng hậu
ra lệnh
cho đoàn tuỳ tùng dừng chân nghỉ
mát.
v Khi
Hoàng hậu
Maya nghĩ mát và đi vào rừng ngắm
cảnh,
bà nhìn thấy một
cây to có nhiều hoa nở
rất
đẹp
là hoa Linh Thoại hay hoa Vô Ưu.
Loại
hoa này 3,000 năm mới nở
một
lần,
nhưng
nếu
hoa nở
trái mùa, đó là dấu hiệu
để
báo hiệu
sẽ
có một
vị
giác ngộ
tương
lai sắp
ra đời.
v Khi
Hoàng hậu
Maya đưa
tay phải
lên vịn
vào cành cây Vô Ưu thì Thái tử
ra đời,
Ngài sanh từ bụng
mẹ
qua bên hông phải. Lúc đó liền
có 2 vị
Phạm
Thiên xuất
hiện
đỡ
lấy
Ngài. Hai vòi nước một
ấm
một
lạnh
do 2 con rồng phun ra từ
trên cao xuống tắm
cho vị
hoàng tử
mới
sơ
sanh.
v Khi
Thái tử
vừa
lọt
lòng mẹ
đã bước
đi bảy
bước,
mỗi
bước
có một
hoa sen nở để
đỡ
lấy
chân của
Ngài. Đến
bước
thứ
bảy
Thái tử
đưa
một
tay chỉ
ngón trỏ
lên trời,
một
ngón tay chỉ xuống
đất
thốt
lên câu nói: "Thiên thượng thiên hạ
duy ngã độc tôn" nghĩa là "Trên trời
dưới
đất
chỉ
có cái-Ta-chân-thật là số
một"
... rồi
sau đó Ngài đã trở lại
đời
sống
như
một
đứa
bé sơ
sanh bình thường
khác.
v Đức
vua Tịnh
Phạn
- Suddhodana đặt tên cho con trai Thái Tử
là Siddhattha (tiếng Sanskrit) âm tiếng
Việt
là Tất–Đạt–Đa
hay Sĩ-Đạt-Ta,
và họ
là Gotama, âm tiếng Việt
là Cồ
Đàm. Tiếng
Pãli là Siddharta Gautama, thuộc dòng dõi quí tộc
Thích Ca (Sakiya).
III./
ĐỜI
SỐNG
THÁI TỬ
SĨ-ĐẠT-TA
CỒ
ĐÀM BỊ
BƯNG
BÍT:
v Thái
tử
lúc nhỏ
không ham thích cảnh tưng
bừng
nhộn
nhịp
của
buổi
lễ.
Ngài thường
chọn
bóng mát dưới gốc
cây, ngồi
tréo 2 chân theo lối kiết
già, trầm
ngâm lặng
lẽ,
mắt
lim dim, chăm chú vào hơi thở,
định
tâm.
v Vua
Tịnh
Phạn
thấy
Thái tử
còn nhỏ
mà không ưa thích cuộc
sống
ồn
ào vui chơi như
những
trẻ
con hoàng thân quốc thích khác, nên
Ngài rất
lo sợ,
nhất
là mỗi
khi nhớ
đến
những
lời
tiên tri của các vị
đạo
sĩ rằng
sau này Thái tử sẽ
xuất
gia tìm đạo và đắc
quả
Phật.
v Trong
lòng vua Tịnh Phạn
không muốn
con mình đi tu, Ngài chỉ muốn
huấn
luyện
cho Thái tử trở
thành người
tài giỏi
xuất
chúng về
mọi
mặt,
để
sau này trao ngai vàng cho Thái tử
trị
vì trăm họ.
v Vì
thế
nhà vua bắt đầu
lên kế
hoạch
che đậy
bưng
bít không cho Thái tử
thấy,
biết
rằng
cuộc
sống
thế
gian vốn
có nhiều
đau khổ
và phiền
lụy.
Xung quanh thái tử là cuộc
sống
vương
giả,
xa hoa, đàn ca hát xướng, tràn ngập
sự
hoan lạc.
v Khi
lên 16 tuổi, theo phong tục
thời
bấy
giờ,
Thái tử
kết
duyên cùng công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodharã), một
người
em cô cậu
cùng tuổi.
Trong 13 năm chung sống cùng Công chúa,
Ngài và Công chúa Da-Du-Đà-La sinh được
một
đứa
con trai, đặt tên là La-Hầu-La
(Rãhula).
III./
LỊCH
SỬ
XUẤT
GIA VÀ THÀNH PHẬT CỦA TẤT
ĐẠT
ĐA CỒ
ĐÀM:
v Suốt 29 năm sống trong cung vàng điện ngọc cùng công chúa xinh đẹp DaDu-Đà-La, khiến cho Thái tử lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, được hưởng thụ mọi thứ vinh hoa trên cõi đời này. Đến một ngày nọ, Thái tử xin phụ hoàng đi thăm dân cho biết sự tình, để biết đất nước của mình hùng tráng, xinh đẹp như thế nào.
v Sau
bốn
chuyến
du ngoạn
ngoài thành Thái tử đã quan sát và nhận
thấy
cuộc
sống
của
con người
không hoàn toàn hạnh phúc, mà cuộc
sống
con người
bị
quay cuồng
trong một
vòng tròn khốn khổ,
lo chạy
đua, tranh giành, chụp giựt,
bon chen hằng ngày, không hề
có giây phút suy tư tìm cách thoát khỏi
cái vòng hệ luỵ
sanh, già, bệnh, tử
đó. Thái tử nghĩ là mình phải
làm bất
cứ
giá nào để vượt
khỏi
sự
sinh diệt.
v Thái
tử
gặp
được
một
vị
đạo
sĩ Bà La Môn nghiêm trang khả kính. Hình ảnh
thong dong từ tốn
của
vị
tu sĩ này đã mở cho Thái tử
một
con đường
mà Ngài hy vọng sẽ
đạt
được
giải
thoát an vui. Nhận định
những
thích thú vật chất
mà phần
đông tranh giành nhau đều không thể
đem lại
lợi
ích bền
vững,
chỉ
có sự
xuất
gia, từ
bỏ
tất
cả
mùi danh bã lợi của
trần
gian này mới thật
là chân giá trị, nên Thái tử
Sĩ-Đạt-Ta
dứt
khoát rời
bỏ
cung điện
với
ngai vàng ngôi vua đứng đầu
thiên hạ,
từ
giã người
vợ
cao sang quyền quý xinh đẹp
và đứa
con kháu khỉnh dễ
thương
vừa
mới
chào đời
để
ra đi tìm Chân lý Tịch Tịnh
trường
cửu.
v Hy
sinh tình cảm riêng tư
để
ra đi không phải Thái tử
ích kỷ
chỉ
nghĩ riêng cho bản thân mình, mà Ngài
ra đi để
tìm pháp tu hầu tự
cứu
mình và cứu hàng hàng lớp
lớp
chúng sanh đang lặn ngụp
trong biển
khổ,
trong đó cho phụ hoàng, mẫu
hậu,
vợ
con của
Ngài.
v Từ
một
Thái tử
giàu sang vinh hiển tột
bậc.
Ngài trở
thành một
đạo
sĩ nghèo nàn, không tiền của,
không cửa
nhà, sống
nhờ
lòng từ
thiện
của
bá tánh thập phương.
Ngài không có một
nơi
chốn
nào nhất
định.
Chân không giày dép, đầu không mũ nón, xiêm
y chỉ
là những
mảnh
vải
vụn
vặn
ráp lại
vừa
đủ
để
che thân cùng một bình bát để
trì khất
thực.
Ngài tận
dụng
thời
giờ
và năng lực trong việc
tìm kiếm
khám phá chân lý.
v Lúc
đầu
Ngài tìm cầu học
đạo
với
thầy
Yoga nổi
tiếng
thời
đó là đạo
sĩ Alãrã Kãlama. Học với
đạo
sĩ Alãrã Kãlama, không bao lâu ngài đắc
quả
"Vô Sở Hữu
Xứ"
nghĩa là "Chỗ không có gì".
Đây là trạng thái tâm thức
thiền
gia cảm
nhận
"không có gì" chung quanh mình trong lúc toạ
thiền
cũng như
sau khi xả thiền.
Tâm không dao động, không rối
loạn
trước
các đối
tượng
vì đối
tượng
không là gì.
v Ngài
tìm học
đạo
với
vị
thầy
thứ
hai là đạo
sĩ Uddaka Rãmaputta và đã đạt được
quả
vị
cao nhất
của
hệ
thống
thiền
Yoga là "Phi Tưởng Phi Phi Tưởng
Xứ".
Đây là trạng thái "không tri giác, mà cũng
không không tri giác" nói cách khác là "hoàn toàn không nhận
thức
điều
gì đối
với
môi trường
xung quanh".
v Lang
thang qua xứ Ma-Kiệt-Đà,
Ngài gặp
đạo
sĩ Kiều
Trần
Như
và bốn
anh em. Cùng với họ,
Ngài bắt
đầu
tu khổ
hạnh,
vì thời
đó các vị
tu sĩ quan niệm là phải
để
cảm
giác đau đớn lên trên thân thì mới
đạt
được
đạo
quả.
Trong vòng 6 năm đạo sĩ Cồ
Đàm nổi
tiếng
khắp
nơi
về
việc
tu hành khổ hạnh:
ngủ
trên cỏ
gai nhọn,
ngủ
một
chân, không tắm, không cạo
râu, không ăn no uống nhiều,
chỉ
ăn một
hạt
gạo
mỗi
ngày, giữa
đêm khuya lạnh lẽo
trầm
mình xuống
dòng sông…
v Với
nếp
sống
cực
kỳ kham khổ, cho đến
một
ngày kia thân hình tráng kiện của
Bồ
Tát chỉ
còn da bọc
bộc
xương,
Ngài xứng
danh là đệ nhất
khổ
hạnh,
được
mọi
người
tôn xưng
là Thánh nhân. Ngài càng lúc càng tiều
tuỵ,
hai mắt
như
hai hố
thẳm,
dCa nhăn nheo, tóc lông đụng tới
đâu thì rụng tới
đó, Ngài gầy ốm
đến
nỗi
da bọc
xương,
đi đứng
không vững,
nhưng
tâm ngài vẫn
không bị
xao động.
v Một
ngày kia Ngài té xỉu ở
bìa rừng,
may nhờ
cô bé chăn cừu cứu
sống
bằng
chén bột
sữa.
Khi tỉnh
dậy,
Ngài tỉnh
ngộ,
nhận
ra sự
sai lầm
của
pháp tu khổ hạnh.
Ngài nhận
ra thân này là quý, vì thân kiệt quệ,
mệt
mõi thì tinh thần cũng kiệt
quệ
mệt
mõi không thể phát sáng, Ngài liền
dứt
khoát bỏ
lối
tu khổ
hạnh
cực
đoan này, cũng như trước
kia Ngài đã từ bỏ
lối
sống
cực
kỳ lợi
dưỡng
sung sướng
nơi
hoàng cung.
v Bây
giờ
Ngài chọn
con đường
độc
lập,
tức
con đường
trung đạo,
không lợi
dưỡng
cũng không khổ hạnh,
Ngài nhận
ra mình phải biết
quý cái thân này để mượn
nó mà tu. Ngài nhớ lại
khi còn thơ ấu,
trong lúc phụ hoàng và mọi
người
chăm chú cử hành lễ
hội
với
các trò vui, Ngài đã ngồi dưới
bóng mát mẻ của
cây tram. Ngài càng thấy rõ đây mới
thật
là con đường
tu tập
dẫn
đến
Giác Ngộ.
v Từ
đó 5 người
bạn
đồng
tu đã rời
bỏ
Ngài ra đi. Còn lại một
mình, một
cảnh
cô độc,
Ngài đi dọc theo bờ
sông Ni-Liên-Thiền hướng
về
khu rừng
cây rậm
rạp
khác cách xa làng mạc, ngày nay là Bồ
Đề
Đạo
Tràng. Tại
nơi
đây vắng
vẻ,
không bóng người qua lại,
Ngài chọn
một
gốc
cây Pipphala to lớn, sau này người
ta gọi
cây đó là cây Bồ Đề.
Ngài trải
cỏ
Kusha làm toạ cụ,
quyết
chí tham thiền và thề
nếu
không chứng
đạo
dù thịt
nát xương
tan Ngài cũng sẽ
không rời
khỏi
cội
cây này. Ngài phát nguyện: “Nếu
không đạt
thành đạo
quả,
ta quyết
không đứng
dậy
và không rời khỏi
chỗ
này.”
v Khi
ngài đang ngồi thiền
thì bất
chợt
có một
cơn
mưa
trái mùa rất
lớn.
Thần
rắn
Naga liền
bò ra khỏi
hang, quấn
mình quanh chổ ngồi
của
ngài 7 vòng để nâng Ngài lên và dùng đầu
của
mình để
che mưa
cho Ngài. Ngài bắt
đầu
chú tâm vào hơi thở,
rồi
buông thả
hơi
thở,
quay vào trong tâm, lặng lẽ
thiền
định
để
tìm ra những chân lý cao sâu thâm diệu
hầu
giải
quyết
bài toán phức tạp
sinh già bệnh chết.
v Sau
49 ngày đêm, đạo sĩ Cồ
Đàm đã lần
lượt
nhập
Sơ
Thiền,
Nhị
Thiền,
Tam Thiền
và Tứ
Thiền.
Khi tâm Ngài hoàn toàn định tỉnh,
thanh tịnh,
trong sáng, không cấu nhiễm,
không phiền não, nhu nhuyến,
dễ
sử
dụng,
bình tĩnh... hướng về
tuệ
giác liên quan đến sự
nhớ
lại
những
kiếp
quá khứ
của
chính mình.
v Tất
cả
những
gì xảy
ra từ
nhiều
kiếp
quá khứ
hiện
ra trong nhận thức
của
ngài như
một
cuốn
phim trước
mặt.
Sanh ra, chết đi, tái sanh.... Hết
đời
này qua đời khác... Làm con người
này, làm con người kia... như
thế
nào Ngài đều rõ biết.
Đây là tuệ giác đầu
tiên ngài chứng ngộ
vào lúc canh Một của
đêm thành đạo, gọi
là Túc Mạng
Minh.
v Đạo
sĩ Cồ
Đàm lúc đó 35 tuổi. Suốt
6 năm dài đăng đẳng, không có sự
hỗ
trợ
từ
bên ngoài, cũng không được sự
hướng
dẫn
từ
một
năng lực
siêu phàm nào, cô độc một
mình, tự
nỗ
lực
chiến
đấu
chính mình và tự mình thắp
đuốc
mò mẫm
đi trong đêm tối.
v Kết
quả
đã tận
diệt
mọi
ô nhiễm,
chấm
dứt
mọi
tiến
trình tham ái và chứng ngộ
thực
tướng
của
vạn
pháp, đã trở thành một
vị
Phật
lịch
sử.
Vào buổi
bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ
trở
thành một
đấng
chánh đẳng,
chánh giác, một vị
Phật.
v Ma
vương
Vasavatti cùng
đoàn tùy tùng đã đến
quấy
nhiễu
ngài. Một
vị
nữ
thần
từ
trong lòng đất đã đánh bại
ma vương
để
hộ
pháp cho ngài. Nhờ tu tập
pháp độ
trong nhiều kiếp
nên ngài đã nhiếp phục
ma vương
một
cách dễ
dàng. Cuối
cùng ma vương cũng bị
khuất
phục
và thành tâm đảnh lễ
với
Ngài.
v 3
người
con gái của Ma vương
vẫn
không buông tha cho ngài và lại tìm cách quyến
rũ ngài nhưng họ
đều
thất
bại
trước
một
vị
toàn giác như ngài.
v Đức
Phật
đã chuyển
pháp luân đầu tiên tại
Lộc
Uyển
(Vườn
Nai) gần
thành Ba La Nại (Benares). Ngài đã giảng
bài pháp đầu tiên là Tứ
Diệu
Đế
cho 5 anh em Kiều Trần
Như.
Sau này cả
5 người
này đều
đắc
quả
A-la-hán.
v Vào
ngày Magha (rằm tháng 6) Đức
Phật
đã giáo giới cho 1250 vị
Tỳ kheo. Nội dung tóm tắt
là: “Không làm các điều ác. Gắng
làm các việc lành. Giữ
tâm ý trong sạch. Chư
Phật
đều
dạy
thế”.
v Thân
phụ
của
Đức
Phật
là vua Tịnh
Phạn
đã già yếu.
Nghe tin Đức Phật
giảng
pháp ở
thành Vương
Xá (Rajagaha), vua bèn sai sứ
giả
đến
mời
Đức
Phật
về
thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu). Cả
9 vị
sứ
giả
vua sai đi khi đến nơi
thì đều
nghe được
Phật
thuyết
pháp, xin xuất gia và thành quả
A-la-hán.
v Đến
vị
sứ
giả
thứ
10 đến
(Vị
này tên là Kaludayi vốn trước
đây từng
là bạn
thân của
Đức
Phật
khi ngài còn là thái tử), sau khi nghe Phật
thuyết
pháp cũng xin xuất gia và đắc
quả
A-la-hán nhưng cũng không quên chuyển
lời
của
vua Tịnh
Phạn
đến
Đức
Phật.
Đức
Phật
nghe xong đã nhận lời
và cùng các thánh đệ tử
lên đường
về
thăm gia đình.
v Ngày
thứ
2 sau khi về thăm nhà, nhà vua mở
tiệc
ở
Hoàng cung và mời Đức
Phật
cùng thánh đệ tử
thọ
trai. Sau khi thọ trai xong, Đức
Phật
cùng vua cha và 2 thánh đệ tử
là ngài Xá Lợi Phất
(Sariputta) và ngài Mục Kiền
Liên (Moggalana) đã đến phòng công chúa Da
Du Đà La. Sau khi vào phòng, Đức Phật
đã ngồi
vào chỗ
sắp
sẵn.
Sau khi công chúa đảnh lễ
ngài, ngài đã thuyết giảng
chuyện
bổn
sanh Candakinnara để nói về
mối
liên hệ
giữa
ngài và công chúa.
v Ngài
đã khen ngợi công chúa: “Không phải
chỉ
trong kiếp
sống
cuối
cùng của
Như
Lai mà trong tiền
kiếp,
nàng đã bảo vệ,
kính mộ
và trung thành với Như
Lai”. Sau đó ngài đã an ủi
công chúa và giã từ hoàng cung. Về
sau công chúa Da Du Đà La cũng xuất
gia theo Đức Phật
và đã đắc
quả
A-la-hán. Trong hàng các vị tăng ni thì bà Da Du
Đà La đã chứng đắc
thần
thông cao nhất (Maha Abhinna).
v Ngày
thứ
3 sau khi về thăm nhà của
Đức
Phật
cũng chính là ngày cưới của
hoàng tử
Nanda. Hoàng tử Nanda vốn
là anh em cùng cha khác mẹ với
Đức
Phật.
Trong lễ
cưới
Đức
Phật
trao cho Nanda chiếc bát, đọc
kinh cầu
phúc rồi
ngài vờ
như
quên thâu lại
và đi về
tịnh
xá. Nanda vì kính nể Đức
Phật
nên phải
ôm bát đi theo. Về sau ngài chứng
được
quả
A-la-hán.
v Vào
ngày thứ
7 khi Đức
Phật
lưu
lại
quê nhà, công chúa Da Du Đà La đã mặc
y phục
đàng hoàng cho La Hầu La (Rahula) và chỉ
vào Đức
Phật
mà bảo
La Hầu
La hãy đến
xin tài sản của
cha con đi. La Hầu La lúc ấy
được
7 tuổi,
là con trai duy nhất của
Đức
Phật,
đã đến
bên Đức
Phật
và bạch
rằng:
“Xin ngài hãy trao tài sản của
ngài cho con vì tài sản của
ngài cũng là của con”. Đức
Phật
nghĩ thầm:
“Nó muốn
gia tài của cha, nhưng
tài sản
trong thế
gian quả
thật
đầy
phiền
não. Như
Lai sẽ
ban cho nó gia tài cao thượng gồm
bảy
phần
mà Như
Lai đã thâu đạt
dưới
cội
bồ
đề.
Như
Lai sẽ
giúp cho nó trở thành sở
hữu
chủ
của
một
gia tài siêu thế.” Thế
rồi
ngài làm lễ xuất
gia cho La Hầu La và cho theo ngài Xá Lợi
Phất
thọ
giáo.
v Khi
vua Tịnh
Phạn
hấp
hối,
Đức
Phật
đã đến
bên giường
bệnh
và giảng
pháp lần
cuối
cùng cho vua cha. Vua Tịnh Phạn
nghe xong liền đắc
quả
A-la-hán. Sau khi hưởng sự
an lạc
trên trần
thế
được
7 ngày, vua Tịnh Phạn
nhập
niết
bàn.
v Khi
tròn 80 tuổi, Đức
Phật
biết
việc
thuyết
pháp giáo hóa chúng sinh của mình đã viên mãn,
đó là lúc Như Lai sẽ
nhập
niết
bàn. Ngài đã nói với ngài A Nan là 3
tháng nữa
ngài sẽ
nhập
diệt.
A Nan thành khẩn cầu
xin Đức
Phật
sống
thêm 1 kiếp nữa
nhưng
Đức
Phật
đã từ
chối
và giảng
pháp vô thường.
v Đức
Phật
đến
vườn
cây Sala ở Kusinara, nơi
có bộ
tộc
Mallas ở,
và bảo
Đại
đức
Ananda chuẩn bị
chỗ
nằm,
để
Đức
Phật
yên nghỉ,
đầu
hướng
Bắc,
nằm
nghiêng mình, chân phải để
trên chân trái, bình thản, tỉnh
táo. Lúc này có 1 đạo sĩ tên là Subhadda
xin vào gặp Đức
Phật.
Sau khi nghe Phật thuyết
giảng,
Subhadda xin Phật xuất
gia. Đây cũng là vị đệ
tử
cuối
cùng của
Đức
Phật.
Sau đó Đức
Phật
im lặng
từ
từ
đi vào thiền định
và nhập
Niết
Bàn vào năm 543 TCN.
Đức
Phật
Thích Ca được tôn vinh là Giáo chủ
của
tín đồ
Phật
giáo ở
cõi Ta Bà này. Ngài đã để lại
một
kho tàng giáo lý giá trị. Hiện
nay Đạo
Phật
có khoảng
trên 800 triệu tín đồ
trên thế
giới
và đạo
Phật
cũng có hệ thống
nghi lễ
hẵn
hoi. Ngài để lại
một
kinh nghiệm tu tập
để
con người
thoát khỏi
sự
kiềm
toả
của
sự
đau khổ
để
được
sống
trong trạng
thái an lạc hạnh
phúc gọi
là Niết
Bàn, các khái niệm thiện
tâm, nhân ái và bình đẳng, cộng
đồng,
xã hội.
Đối
với
giáo lý nhà Phật thì Niết
Bàn chính là trạng thái tĩnh lặng,
trong sáng, không dính mắc với
mọi
thứ
trên đời
này, nhưng
vẫn
luôn sáng suốt vì trí huệ
bát nhã đã được khai mở
phát huy. Người nào kinh nghiệm
được
trạng
thái Niết
Bàn là người đó thoát khổ,
giải
thoát. Như vậy
Niết
Bàn không phải ở
đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của
người
liễu
đạo
bây giờ
và ở
đây.
Cuộc
đời
vĩ đại
của
Đức
Phật
từ
lúc đản
sanh đến
lúc nhập
Niết
Bàn luôn là bài học lớn
có giá trị mặc
dù đã trãi qua hơn 25 thế
kỷ.
Suốt
cuộc
đời
hành đạo
của
mình, Đức
Phật
chỉ
nhận
mình là bậc Đạo
sư,
là người
dẫn
đường.
Ngài luôn dạy các đệ
tử
phải
tự
mình tu tập và cũng chỉ
tự
bản
thân mình mà thôi, không ai có thể
giúp đỡ
được.
Nguồn sưu tầm sách Phật giáo!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét