CHỮ
TÍN TRONG KINH DOANH - CÔNG VIỆC - CUỘC SỐNG
Có
câu: “Người
không có chữ Tín, sẽ
chẳng
làm nên việc gì?”, Chữ
Tín thường
được
coi như
là chìa khóa của
sự
thành công, và ngày nay hơn thế
nữa
thì chữ
Tín luôn được đặt
lên hàng đầu trong cuộc
sống,
mối
quan hệ,
làm việc
cũng như
trong kinh doanh. Vậy chữ
Tín là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chữ
Tín.
I./ CHỮ
TÍN LÀ GÌ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ
TÍN:
1./ Chữ
Tín là gì?
Chữ
Tín phiên âm (信) tiếng
Hán, được
cấu
thành từ
bộ
nhân đứng
(イ) ý chỉ
người
và chữ
ngôn (言) trong lời
nói, ngôn từ, ngôn ngữ.
Chữ
Tín được
bắt
đầu
từ
những
cam kết,
giữa
người
với
nhau, đã hứa hẹn
với
nhau, cho dù khó khăn cản trở
nhưng
vẫn
làm đúng những gì đã hứa.
Chữ
Tín chính là sự tin tưởng
lẫn
nhau, không thất hứa,
luôn luôn thực hiện
đúng cam kết, đúng lời
hứa,
đúng lịch
trình đề
ra. Khi có chữ Tín thì khi lời
nói phát ra sẽ tạo
được
lòng tin, sự tin tưởng.
Người
không có chữ tín khi nói ra mà không một
ai quan tâm, tin tưởng. Chính vì vậy
người
xưa
mới
có câu: “Một lần
bất
tín, vạn
lần
bất
tin”. Người
không có chữ Tín là người
vô dụng
không có bản lĩnh, và không bao giờ
thành công trong cuộc sống
cũng như
công việc.
2./ Ý nghĩa về
lòng tin, chữ Tín:
Chữ
Tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng, chữ
Tín chính là danh dự của
chính bản
thân mình. Mà danh dự của
mỗi
con người
luôn được
đặt
lên hàng đầu.
Giữ
chữ
Tín cũng được coi là một
đạo
lý, đây không chỉ là biết
giữ
lời
hứa
mà còn thể hiện
được
sự
tôn trọng
chính bản
thân mình cũng như tôn trọng
những
người
khác.
Một
người
biết
giữ
chữ
Tín sẽ
được
mọi
người
tôn trọng
và kính nể. Người
không biết
giữ
chữ
Tín lời
nói không có trọng lượng,
người
khác không tin tưởng làm việc
gì cũng khó, những gì họ
làm, mọi
người
sẽ
tránh xa, sẽ bị
cô lập
không ai muốn tiếp
xúc với
họ.
Việc
không giữ
lời
hứa
– chữ
Tín chính là một hình thức
tạo
nghiệp
theo quan điểm của
phật
giáo. Nghiệp ở
đây là khẩu nghiệp
tức
lời
nói dối,
không giữ
đúng như
những
gì đã nói ra.
II./ CHỮ
TÍN TRONG KINH DOANH:
Chữ
Tín được
đặt
ra trong kinh doanh như là một
chuẩn
mực
để
cam kết
với
nhau để
tin tưởng
làm ăn, hợp tác lâu dài giữa
đối
tác cũng như với
khách hàng. Các Công ty làm ăn buôn bán chân chính, lấy
chữ
Tín đặt
lên hàng đầu và là mục
tiêu lâu dài để phát triển
thương
hiệu.
Người
làm ăn kinh doanh, thứ nhất
phải
giữ
chữ
Tín tạo
lòng tin cho người lao động,
tạo
lòng tin với khách hàng, bán đúng giá đúng chất
lượng,
tạo
được
chữ
Tín với
bên đối
tác, thanh toán tiền hàng và giao trả
hàng đúng hạn, đúng số
lượng,
đúng chất
lượng.
Tuy
nhiên xã hội hiện
nay chữ
Tín trong kinh doanh dường như
đã bị
lãng quên. Việc lợi
dụng
lòng tin của người
tiêu dùng, những người
nổi
tiếng
giới
thiệu
những
sản
phẩm
không rõ xuất xứ,
nguồn
gốc
để
bán cho người hâm mộ
với
giá cao mà chất lượng
thì quá tệ. Hay những
công ty, cửa hàng bán trộn
mỹ
phẩm
giả,
bán hàng nhái, bán hàng đa cấp, bán bất
động
sản
ảo,
tiền
ảo
Lending, tín dụng đen...
Không
chỉ
lừa
người
tiêu dùng mà ngay chính các công ty cũng lừa
đảo
không giữ
chữ
Tín. Nhiều
công ty lập nên trụ
sở
giả,
hóa đơn
giả
mạo,
hàng kém chất lượng,
văn bằng
giả,
chữ
ký giả….
để
lừa
đảo
lẫn
nhau.
III./ CHỮ
TÍN TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG:
Chữ
Tín trong công việc hay trong cuộc sống cũng vô cùng quan
trọng.
Một
người
khi muốn
tạo
được
lòng tin trong công việc đối
với
đồng
nghiệp
hay đối
với
cấp
trên thì việc đầu
tiên tạo
phải
biết
hoàn thành công việc đúng hạn,
phải
đảm
bảo
về
chất
lượng
của
công việc.
Một
người
biết
giữ
chữ
Tín trong công việc sẽ
thuận
lợi
hơn
trong công việc
cũng như
việc
thăng tiến
trong công việc. Trong cuộc sống đối với bạn bè, gia đình, vợ con, chồng con, láng giềng hay ngay cả với người lạ
cũng phải giữ chữ tín nhất là bạn bè quốc tế.
Đối
với
những
người
có chức
có quyền
trong chính trị thì phải
biết
giữ
chữ
Tín với
dân. Phải
làm được
những
gì đã hứa
lúc lên nhận chức,
nhận
nhiệm
vụ.
Từ
đó sẽ
tạo
được
lòng tin trong nhân dân thì đất nước
mới
ổn
định
và phát triển. Bởi
sức
mạnh
của
một
đất
nước
nền
tảng
là nhân dân.
Tóm lại chữ Tín là vô cùng quan trọng, một phần đạo đức không thể thiếu của mỗi con người trong toàn xã hội. Hãy biết sử dụng chữ Tín đúng lúc, đúng nơi, đúng việc, đúng người để làm việc tốt cho đời, có ích cho xã hội. Giữ chữ tín trong bất cứ công việc gì, trong kinh doanh, trong mối quan hệ, hay trong cuộc sống, để góp phần tạo nên một tổ chức lành mạnh, vững bền không còn sự lừa gạt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét