Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam, nhiều cửa hàng, nhà hàng, quán café, quán nhậu phải đóng cửa. Kèm theo người dân hạn chế ra đường khiến cho nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng càng tăng cao. Trước nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, quán ăn, quán cà phê cũng đã chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang bán hàng online.
Theo Chỉ thị số 16 của Thủ tường Chính phủ thì bắt đầu từ 0h ngày 1/4/2020 sẽ tiến hành cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh… Người dân được yêu cầu hạn chế đi ra ngoài.
Rất nhiều người dân đã chuyển việc mua sắm từ truyền thống sang online, có đến 80% nhu cầu gia đình đều được thực hiện qua hình thức mua sắm mới này. Để tồn tại, các
siêu thị, hộ kinh doanh... cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hàng online, và theo đó các dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn tận nhà cũng đã “lên ngôi”.
Nắm bắt được tâm lý của khách hàng không muốn ra ngoài tiếp xúc với nhiều người do sợ lây virus corona, nhiều thương hiệu lớn đã đẩy mạnh bán hàng online qua facebook, zalo, các kênh trực tuyến. Việc bán hàng trực tuyến hiện đang chiếm khoảng 40% tổng doanh số bán hàng của các cửa hàng hiện có. Từ đó đã giúp đơn vị đảm bảo doanh số kinh doanh và tạo sự an tâm hơn cho khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên.
Đây cũng là cơ hội để các cửa hàng mở rộng loại hình
kinh doanh mới này góp
phần đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dân. Từ đó kinh doanh online của các hộ kinh doanh nhỏ cũng được dịp nở rộ theo nhất là một số loại thực phẩm sạch được chế biến sẵn như: các mặt hàng ruốc cá hồi, thịt rang mắm tép, ruốc thịt lợn…
CHỈ CẦN NGỒI TẠI NHÀ DÙNG SMARTPHONE LƯỚT INTERNET VÀ ĐẶT ĐỒ ĂN THỨC UỐNG - CÓ SHIPPER MANG ĐẾN NHÀ:
Nhiều người Việt Nam chỉ dành nhiều thời gian ở nhà, xem Ti Vi và lên mạng, do đó mua sắm online, giao hàng tận nhà được tận dụng tối đa. Theo kết quả khảo sát tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng mới đây, hơn 50% cho biết giảm tần suất đến siêu thị và các cửa hàng tạp hóa. Tỷ lệ này đối với chợ truyền thống thậm chí lên đến hơn 60%. Đặc biệt, 45% cho
rằng họ tích trữ thức ăn ở nhà nhiều hơn. Số lần đi chợ, siêu thị giảm đi nên
giá trị giỏ hàng buộc phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu tích trữ. Có gia đình còn mua thêm tủ lạnh to để trữ đồ ăn. Do đó, doanh thu trong ngắn hạn của các siêu thị, thương mại điện tử sẽ tăng lên, hoặc ít nhất không chịu biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh như các ngành nghề khác.
Đại diện Grab cũng khẳng định, hãng này có khả năng đáp ứng 300.000 đơn hàng mỗi ngày. Các trang bán hàng trực tuyến ghi nhận tăng trưởng bùng nổ về nhu cầu mua sắm, đặc biệt với sản phẩm khẩu trang và nước rửa tay: từ: Tiki, lazada, shopee, amazon, …
Do bị ảnh hưởng dịch bệnh nên lượng khách trong và ngoài nước đến mua sắm tại chợ truyền thống giảm đáng kể. Từ Chợ Bến Thành vắng khách, đến chợ Tân Bình
(quận Tân Bình), chợ An Đông (quận 5) … các tiểu thương đã ký đơn xin giảm thuế vì doanh thu sụt giảm trầm trọng do dịch COVID-19.
Không chỉ các chợ truyền thống vắng khách mua sắm mà kể cả các siêu thị lớn, các
Trung tâm thương mại, các hàng quán ăn uống... cũng không nhộn nhịp so với trước đây.
Trước nỗi lo lây bệnh corona khi tiếp xúc với người khác ngày càng tăng, nên việc mua sắm online là giải pháp hữu hiệu mà nhà tiêu dùng lựa chọn ưu tiên trong thời điểm này. Để tồn tại, các
siêu thị, hộ kinh doanh... cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hàng online, và theo đó các dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn tận nhà cũng đã lên ngôi.
Tại các hệ thống siêu thị như Big C, Sàigon
Co.op, MM Mega Market... cũng đã tăng cường hình thức thương mại điện tử, mua sắm online, để người tiêu dùng ở nhà vẫn có thể chọn mua tất cả các mặt hàng cần mua mà không cần phải tới siêu thị.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, việc mở rộng kênh bán hàng online, huy động các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics vào cuộc... cũng là một trong những kịch bản được Bộ Công Thương đưa ra, qua đó hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm nhưng vẫn hạn chế đến chỗ đông người trong thời kỳ dịch bệnh.
Kết luận: Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong những khó khăn chung thì đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người dân, người đang thất nghiệp phát triển mạnh loại hình bán hàng online. Tuy nhiên để có thể phát triển một cách bền vững về kinh doanh online thì vấn đề phải chuẩn bị nguồn chất lượng sản phẩm, xuất xứ rõ ràng, giao hàng đúng nơi, đúng sản phẩm, kể cả chăm sóc khách hàng cần phải được các đơn vị này hay người kinh doanh cá nhân đặt lên hàng đầu.Đặt biệt đối với các bạn đang muốn khởi nghiệp thì đây cũng là cơ hội để bạn có thể tiếp cận, học hỏi và tập tành kinh doanh online để kiếm thu nhâp, bên cạnh đó có kế hoạch phát triển mạnh việc kinh doanh của mình sau khi mùa dịch Corona không còn nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét