CÔNG BỐ DANH SÁCH TỶ PHÚ USD THẾ GIỚI NĂM
2021: VIỆT NAM CÓ 6 ĐẠI DIỆN.
Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2021. Trong đó, Việt Nam lần đầu tiên có tới 6 đại diện, nhiều hơn 2 đại diện so với năm 2020. Đây là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách.
Trong số 6 tỷ phú Việt Nam,
nhóm “đại gia” từ Đông
Âu về nước chiếm ưu thế khi góp mặt tới 4 người gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Đăng
Quang và ông Hồ Hùng Anh.
Ông Phạm Nhật Vượng, 52 tuổi, Chủ tịch Vingroup tiếp tục là người giàu nhất tại Việt Nam với khối tài sản theo tính toán của Forbes là 8,5 tỷ USD (tính đến thời điểm 8.4.2021). Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị cổ phiếu mà
doanh nhân này nắm giữ, tài sản sẽ lên tới hơn 10 tỷ USD.
Theo Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu thứ 344 trên thế giới, cao hơn thứ hạng trong năm trước.
Đứng thứ 2 là
CEO Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản 2,8 tỷ USD.
Xếp ở vị trí thứ 3 là
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long với khối tài sản 2,2 tỷ USD.
Ba tỉ phú còn lại của Việt Nam
là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,6 tỷ USD), Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,7 tỷ USD)
và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (1,2 tỷ USD).
1/ Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn
Vingroup, với khối tài sản theo ước tính của Forbes là 8,5 tỷ USD (tính đến thời điểm
8.4.2021).
Nói đến tập đoàn
VinGroup, người Việt Nam
khá quen thuộc với hệ sinh thái Vin như ở nhà Vinhomes, đi siêu thị VinMart, khám bệnh Vinmec, học ở VinSchool, đi nghỉ dưỡng VinPearl, đi xe VinFast…
Và ông chủ của Tập đoàn
VinGroup là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam theo Forbes.
Trên sàn chứng khoán, mã cổ phiếu VIC
(Tập đoàn Vingroup), VHM (Công ty cổ phần
Vinhomes), VRE (Công ty cổ phần Vincom Retail) đều nằm trong rổ VN30.
Đây là rổ những mã cổ phiếu có
tính thanh khoản cao, vốn hoá
cao nhất thị trường.
Ông Phạm Nhật Vượng từng học ở Nga và bắt đầu kinh
doanh mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990 trước khi về nước.
Hiện nay Vingroup đang tập trung sản xuất ôtô Vinfast, phát triển bất động sản
Vinhomes và sản xuất điện thoại thông
minh Vinsmart và các thiết bị khác.
Theo thông tin trên Forbes, tháng 12/2020, ông Phạm Nhật Vượng và vợ lập Quỹ
VinFuture và trao Giải thưởng VinFuture trị giá
4,5 triệu đôla cho đổi mới khoa học và
công nghệ.
2./ Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, với khối tài sản ước tính 2,8 tỷ USD.
Bà cũng là Bông hồng quyền lực duy
nhất trong danh sách tỷ phú Việt Nam.
"Trên thương trường, không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã làm kinh doanh phải chấp nhận sự sòng
phẳng. Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ buông tha cho bạn vì bạn là phụ nữ" - CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo từng nói.
Không chỉ là bà chủ hãng hàng không giá rẻ, ít người biết bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng tham
gia sáng lập và điều hành
hai ngân hàng VIB và Techcombank. Bà Thảo cũng
tham gia vào lĩnh vực bất động sản.
3./ “Ông vua ngành thép” Trần Đình
Long, với khối tài sản ước tính là 2,2 tỷ USD.
Khi biết ông Trần Đình
Long quyết định làm
thép, một trùm buôn thép thời đó mỉa mai "biết gì về thép mà làm". Thời điểm đó,
thủ phủ ngành
Thép ở Việt Nam đặt tại Thái
Nguyên,
Bỏ qua lời chê
bai, năm 1996, ông Trần Đình Long và một người bạn bắt đầu sản xuất ống thép từ nhà máy Hoà Phát đầu tiên ở Hưng Yên. Bốn năm sau, thép xây dựng xuất hiện trong danh mục sản phẩm mới của doanh
nghiệp. Rồi công
ty có thêm nhà máy mới ở Bình Dương, Đà Nẵng, Long An, khu liên hợp tại Hải Dương và đặc biệt là
khu liên hợp Dung Quất.
Dù là một kẻ tay mơ nhưng cú rẽ ngang sang thép đã mang về thắng lợi lớn,
không chỉ đóng góp 80% doanh thu, đưa Hòa Phát thành “ông trùm” ngành Thép Việt mà còn đưa Chủ tịch Trần Đình Long vào danh sách tỉ phú USD do Forbes bình chọn.
4./ Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn
Thaco, với khối tài sản ước tính là 1,7 tỷ USD.
Vị tỉ phú USD tiếp theo của Việt Nam là ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn
ôtô Trường Hải
(Thaco) với giá trị tài sản được ghi nhận là 1,7 tỷ USD, xếp hạng 1.349 trên thế giới. Ông Trần Bá Dương (SN 1960) nằm trong
số ít những đại gia Việt giàu
lên nhờ đầu tư ngành công nghiệp nặng mà không phải là từ đất đai.
Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần ôtô
Trường Hải.
Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang
Minh - doanh nghiệp đang đầu tư những dự án
hàng tỉ đôla vào khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thời gian gần đây
ông Trần Bá Dương được mệnh danh
là người giải cứu các đại gia
Việt, khi chi ra cả tỉ đô là để đầu tư vào Công ty nông nghiệp của Bầu Đức và
công ty Hùng Vương của
"Vua cá tra" Dương Ngọc Minh.
5./ Ông Nguyễn Đăng Quang - tỷ phú mì gói, tương ớt, xì dầu, với khối tài sản ước tính là 1,2 tỉ USD.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan - nổi tiếng với triết lý Keep Going. “Người dạy người Nga cách ăn mỳ gói” là tên mà người ta gọi ông chủ của Tập đoàn
Masan
Khi bị hỏi vì sao học Tiến sĩ về vật lý hạt nhân nhưng lại đi buôn mỳ gói?", ông Quang trả lời “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu "no bụng"
người Việt Nam
là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mỳ. Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng
gì người Việt Nam
mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mỳ để giải quyết cơn đói lòng".
Và với tư duy đơn giản đó, Bloomberg đặt biệt danh cho ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang là
"ông trùm" hàng tiêu dùng Việt Nam
và nhấn mạnh con
đường trở thành
tỉ phú của vị doanh nhân này dựa trên mục tiêu đưa nước mắm và các đồ gia vị "bắt buộc phải
có" vào trong căn bếp của mọi hộ gia đình Việt. Hiện ông Quang vẫn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn
Masan. Ngoài ra, ông còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty
TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi
Pháo.
6./ Ông Hồ Hùng Anh - tỷ phú USD đầu tiên
của ngành ngân hàng, với khối tài sản ước tính là 1,6 tỷ USD.
Ông Hồ Hùng Anh là doanh nhân tự thân, làm giàu từ ngành hàng tiêu dùng và ngân hàng. Tương tự như các đại gia từ Đông
Âu khác như ông Phạm Nhật Vượng hay ông Nguyễn Đăng Quang, vị Chủ tịch HĐQT của ngân
hàng Techcombank khá kín tiếng và rất ít khi xuất hiện trước giới truyền
thông.
Ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh được xem là cặp bài trùng tham gia xây
dựng 2 đế chế Masan và Techcombank. Tháng 4.2018, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định
riêng của ngành Ngân hàng, còn ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục vận hành
Masan.
Dưới thời ông
Hùng Anh, Techcombank theo đuổi chiến lược khách hàng là trung tâm, cung cấp giải pháp tài chính toàn diện không chỉ cho
khách hàng mà còn cả nhà cung cấp, nhà phân phối, người dùng cuối và
nhân viên của khách hàng. Hệ sinh
thái của nhà băng này thuộc diện tầm cỡ với những khách hàng lớn như Masan, Vietnam Airlines hay Vingroup.
Hi vọng với những điều mà
chúng tôi đã tổng hợp và
chia sẻ sẽ giúp cho các bạn biết thêm
thông tin hơn về những tỷ phú tại Việt Nam.
Hy vọng tương lai Việt Nam sẽ có nhiều tỷ phú hơn nữa.
Các bạn đọc giả quý mến cũng
đừng quên theo dõi website www.TruongLamSon.com để đón xem nhiều bài
viết thú vị hơn.
Xin cám ơn và Thân chào các bạn, chúc các bạn nhiều sức khỏe, mai mắn, hạnh phúc và thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét